Sinh viên lo ra trường muộn vì dịch COVID-19

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dịch COVID-19 kéo dài khiến sinh viên khóa cuối của nhiều trường đại học lẽ ra tốt nghiệp từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể ra trường do chưa xong thực hành và đồ án tốt nghiệp.

Bị chậm thời gian tốt nghiệp, Trần Thị Mai Linh (sinh viên (SV) năm cuối trường Cao đẳng nghề Phú Thọ) khá lo lắng: "Em bắt đầu kế hoạch thực tập từ cuối tháng 5, tuy nhiên dịch COVID-19 kéo dài, phức tạp nên việc thực tập của em đã bị gián đoạn. Thời gian thực tập của em kéo dài đến tháng 12/2021. Sau đó, trường sẽ xem xét làm lễ tốt nghiệp. Em mong dịch bệnh sớm qua đi, để em hoàn thiện thủ tục ra trường và mau chóng kiếm được công việc ổn định, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và phụ lo cho gia đình".

Trần Anh Đức, SV năm cuối ngành Cơ điện tử, Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội cũng "đứng ngồi không yên" vì chưa thể ra trường. “Đáng nhẽ ra vào tháng 6 năm nay em đã tốt nghiệp thế nhưng vì giãn cách xã hội nên dời lịch tốt nghiệp. Nhiều đơn vị đang tuyển dụng bộ phận mà em mong muốn. Việc chậm tốt nghiệp khiến em và gia đình rất lo lắng bởi làm gián đoạn những dự định tìm việc của em", anh Đức bày tỏ.

PGS. Tiến sĩ Dương Đức Hồng – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội cho biết, đặc điểm của trường nghề là có tới 60% thời lượng thực hành nên các em bắt buộc phải đến trực tiếp, được "cầm tay chỉ việc" mới có thể đạt được thao tác chuẩn và kỹ năng nghề thuần thục.

"Lẽ ra các em đã được tốt nghiệp từ mấy tháng trước, nhưng do lý thuyết đã học xong mà thực hành còn thiếu nên phải dời đến 1 - 2 lần. Việc học thực hành của SV chưa thể thực hiện cũng là trăn trở của nhà trường. Ngay sau khi tình hình dịch dần ổn định, nhà trường cũng đã nhanh chóng sắp xếp, tổ chức các lớp học thực hành cho các em nhằm đảm bảo học sinh được ra trường tìm kiếm việc làm”, PGS. Tiến sĩ Dương Đức Hồng nói.

Sinh viên lo ra trường muộn vì dịch COVID-19 ảnh 1

Sinh viên trường cao đẳng, trung cấp cần tới 70% thời lượng thực hành nên phải học trực tiếp mới đảm bảo tay nghề.

Theo ông Hồng, khi sinh viên đến trường học thực hành phải thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, phải đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi. Hàng ngày, sinh viên cần khai báo y tế trên ứng dụng PC- COVID và trước khi vào các phòng thực hành hoặc các nơi giao dịch khác trong trường phải quét QR Code tại vị trí quy định.

Sinh viên khi đến trường học thực hành phải đảm bảo tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. Sinh viên nào chưa tiêm hoặc đang ở vùng cách ly, phong toả, đang là F2 phải báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

ThS Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Lilama 2 (Đồng Nai) cũng cho biết, do dịch bệnh, sinh viên hiện gặp trở ngại khi trở lại trường để hoàn tất các học phần.

Ông Cường chia sẻ: “Đáng lẽ sinh viên các năm cuối đã tốt nghiệp ngay trong tháng 10, nhưng hiện tại có thể phải kéo dài đến tháng 12. Hầu hết sinh viên đã ký hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp từ năm 2, nhận lương, phụ cấp của họ và được thực hành tại doanh nghiệp trong suốt thời gian học. Sinh viên tốt nghiệp là nguồn lao động dự trữ của doanh nghiệp khi họ muốn đẩy cao tiến độ nhưng thiếu hụt người".

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, hiện nhiều trường đã và đang ưu tiên cho sinh viên năm cuối, sinh viên còn thiếu học phần thực hành, thí nghiệm hoặc giờ làm khóa luận được đăng ký trở lại trường học trực tiếp để hoàn thành khóa học.

Đơn cử như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và rất nhiều trường CĐ, ĐH khác đã bắt đầu cho sinh viên đến trường học thực hành, chia theo từng nhóm nhỏ 10 - 15 sinh viên để kịp tiến độ tốt nghiệp, với điều kiện sinh viên đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và nghiêm túc thực hiện 5K.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.