Sinh viên cũng... "hoảng" với tiền trường

 Chuyện không chỉ có ở các trường phổ thông, hiện nay không ít trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (CĐ, TCCN) cũng cố gắng “thu cho đủ” từ phía người học. Khi nhận được giấy báo nhập học, nhiều tân sinh viên và phụ huynh không khỏi “choáng” với những khoản... tận thu của nhà trường...

Chuyện không chỉ có ở các trường phổ thông, hiện nay không ít trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (CĐ, TCCN) cũng cố gắng “thu cho đủ” từ phía người học. Khi nhận được giấy báo nhập học, nhiều tân sinh viên và phụ huynh không khỏi “choáng” với những khoản... tận thu của nhà trường.

“Tiền trường” cân nặng bao nhiêu? Ảnh minh họa
“Tiền trường” cân nặng bao nhiêu? Ảnh minh họa

Từ đồng phục áo thể thao

Nhận được giấy báo nhập học của Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh, chưa hết tâm trạng phấn khởi thì N.V.Phương và gia đình đã phải lo một khoản kha khá để nhập học. Là thí sinh ngoại tỉnh nên học phí của Phương phải đóng cho trường là 250.000 đồng/tháng (thí sinh có hộ khẩu Hà Nội là 200.000 đồng/tháng).

Tổng 5 tháng học là 1,25 triệu đồng. Nhưng bên cạnh đó còn đủ các khoản tiền khác: Tiền nước uống 20.000 đồng/năm, tiền đồng phục thể thao 70.000 đồng/sinh viên. Đó còn chưa kể tiền ăn, tiền ở cứ ngày một leo thang.

Nhận được giấy báo tập trung của Trường TC Công nghệ Thăng Long, N.N.Thắng đã không khỏi bàng hoàng với khoản tiền hỗ trợ cơ sở vật chất của trường lên đến 500.000 đồng/sinh viên. Ngoài ra còn các khoản khác như tiền hỗ trợ tài liệu học tập 100.000 đồng/kỳ/sinh viên, vệ sinh, an ninh, điện, nước uống 100.000 đồng/học kỳ.

Các tân sinh viên của ĐH Hà Nội cũng không khỏi “choáng” với các khoản thu của trường. Theo T.N.T thì theo quy định, sinh viên khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật..., với học phí ở mức 290.000 đồng/tháng/sinh viên bắt đầu từ ngày 1/7/2010 thì T và các bạn phải nộp 1.500.000 đồng tiền học phí đợt 1.

Bên cạnh đó mỗi sinh viên còn phải chi 750.000 đồng tiền sử dụng tài liệu tiếng Anh trực tuyến đợt 1 (các khoa Tiếng Anh, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh...), 40.000 đồng tiền khám sức khỏe, 30.000 đồng tiền vệ sinh giảng đường... Cộng thêm cả tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, thẻ sinh viên, T phải nộp cho trường khi vào nhập học là 2,66 triệu đồng.

Đến các loại phí

Nỗi lo “tiền trường” đang đè nặng lên tân sinh viên của trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Hà Nội với mức học phí 390.000đ/tháng, cao hơn hẳn các trường khác. Học kỳ 1, các sinh viên học 5 tháng nên phải đóng 1,9 triệu đồng. Tương tự, lệ phí xét tuyển của các trường theo quy định là 15.000 đồng nhưng các thí sinh đến với trường này phải nộp 50.000 đồng.

Bên cạnh đó, khi trúng tuyển, tân sinh viên còn phải nộp thêm 100.000 đồng phí nhập học và làm thẻ sinh viên, 100.000 đồng tiền phí vệ sinh, an ninh trật tự. Dù mới vào năm thứ nhất, các sinh viên đã phải nộp phí hỗ trợ thực hành, tốt nghiệp là 70.000 đồng. Khi nhận được giấy báo nhập học, T.T.Trinh đã không khỏi băn khoăn với các khoản phí này.

Các khoản thu tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng làm thí sinh N.T.Thắm và gia đình lo lắng. Cụ thể, học phí kỳ 1 là 1,45 triệu đồng, lệ phí nhập học 200.000 đồng/sinh viên, thư viện trường 200.000 đồng, kiểm tra đầu vào tiếng Anh 100.000 đồng, bảo hiểm y tế 184.000 đồng, bảo hiểm thân thể 165.000 đồng...

Từ những năm học trước, vấn đề loạn thu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN đã được báo chí đưa ra (như vấn đề thu tiền đồng phục hoặc tiền mũ bảo hiểm ở một trường ĐH). Tuy nhiên, về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có giải pháp nào để giải quyết triệt để và cũng cho đến nay, chưa trường ĐH, CĐ, TCCN nào bị “bật đèn đỏ” về vấn đề này. Chính vì vậy, lạm thu vẫn là câu chuyện “người học ráng chịu”.

Uyên Na

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.