Siết đầu vào, thí sinh giỏi có chọn ngành sư phạm?

Thí sinh giỏi có vào sư phạm? (Ảnh minh họa)
Thí sinh giỏi có vào sư phạm? (Ảnh minh họa)
(PLO) - Về xét tuyển ĐH-CĐ 2018, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH là 455.174 chỉ tiêu, tăng 1,2% so với năm trước. Riêng với ngành sư phạm, tổng chỉ tiêu ngành sư phạm giảm rất mạnh, tới 38%. Vì lẽ đó, trước mùa tuyển sinh 2018, những băn khoăn về việc ngành sư phạm có tuyển đủ được chỉ tiêu hay không, có đủ sức hấp dẫn người tài hay không là câu hỏi đang được đặt ra?

Còn khoảng 40.000 sinh viên sư phạm thất nghiệp

Cụ thể, tổng chỉ tiêu vào các trường sư phạm là 35.590, số chỉ tiêu xét kết quả thi THPT quốc gia là 24.369 (giảm 22,8% so với năm ngoái) và các phương thức khác là 11.221 (giảm 55,3% so với năm 2018). Tổng số nguyện vọng sư phạm là 125.261, giảm 29% so với năm trước. Trong đó, tổng số nguyện vọng 1 sư phạm là 43.069, giảm 26,9%.

Lý giải về việc năm 2018 chỉ tiêu của sư phạm giảm khoảng 38%, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, trước khi tính toán chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã có khảo sát về nhu cầu tuyển dụng và nhân lực giáo viên trong 5 năm theo cấp học và môn học. Theo đó, năm 2018, Bộ tổng hợp và xác định con số cần tuyển để đáp ứng nhu cầu cho 63 tỉnh, thành với con số 59.000 giáo viên. Bộ GD-ĐT cũng đã khảo sát cả số sinh viên thất nghiệp trong 2-3 năm qua cần bố trí việc làm trong thời gian tới cũng như số sinh viên sư phạm đi làm trái nghề có sẵn sàng quay lại nghề sư phạm… Theo tính toán thì còn khoảng 40.000 sinh viên sư phạm chưa có việc làm (kể cả năm 2018-2019), trong đó 50% sẵn sàng quay lại sư phạm nếu có cơ hội, tức có khoảng 20.000. Vì vậy, năm 2018 chỉ giao 30-35.000 chỉ tiêu sư phạm, phù hợp với nhu cầu sử dụng của 63 tỉnh, thành và hút số sinh viên sư phạm ra trường sẵn sàng  quay lại ngành sư phạm.

Trước lo lắng về việc giảm chỉ tiêu sư phạm có thể dẫn tới thiếu giáo viên trong những năm tới, bà Phụng cho biết, khi đưa ra chính sách sẽ tuyển sinh sư phạm năm 2018 (nâng chất lượng đầu vào, giảm chỉ tiêu…), Bộ GD-ĐT lo chỉ tiêu sư phạm sẽ giảm mạnh hơn. Thế nhưng, theo bà Phụng, đáng mừng là chỉ tiêu dù giảm tới 38% nhưng tổng số nguyện vọng vào sư phạm chỉ giảm 29%. Tính nguyện vọng trên tổng số chỉ tiêu thì số dư còn cao hơn cả năm trước. Như  vậy, chỉ tiêu tuyển sư phạm không phải là điều đáng lo lắng. Tổng số nguyện vọng 1 vào sư phạm là 43.069, giảm 27%. Theo đó, Bộ GD-ĐT hy vọng đây sẽ là những em thực sự yêu nghề sư phạm, có học lực khá giỏi, sẽ trở thành đội ngũ giáo viên chất lượng cho tương lai. “Qua đó có thể thấy, ngay cả khi tăng chất lượng, giảm chỉ tiêu thì vẫn có nhiều thí sinh yêu thích ngành sư phạm. Đó là kết quả khả quan qua kỳ đăng ký xét tuyển năm nay, cộng với ngưỡng đầu vào Bộ GD-ĐT vẫn nắm thì chất lượng đầu vào sẽ được bảo đảm (nếu xét tuyển sư phạm thì phải học lực giỏi mới được vào sư phạm)”, bà Phụng chia sẻ thêm. Bộ GD-ĐT hi vọng với tuyên bố về nâng cao chất lượng đầu vào sư phạm, nếu năm nay vẫn tuyển đủ chỉ tiêu thì số sinh viên “đầu quân vào ngành sư phạm  thực sự là những người yêu nghề và đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới”.

Do đó, Bộ GD-ĐT đánh giá, tỷ lệ dôi dư của ngành sư phạm vẫn cao, vẫn bảo đảm nguồn tuyển chất lượng cho ngành sư phạm. Tuy nhiên, với việc giảm chỉ tiêu mạnh như vậy thì các trường sư phạm sẽ phải cơ cấu lại, đây là cơ hội  để các trường đổi mới. Năm 2018, lượng thí sinh cả nước đăng ký vào ngành sư phạm giảm tới gần 30% so với năm trước. Trong khi đó, cả nước vẫn cần tuyển dụng 59.000 giáo viên. Đáng chú ý, trong tổng số chỉ tiêu sư phạm năm nay, Bộ vẫn giao 5.000 chỉ tiêu cho các trường trung cấp sư phạm. Trước những ý kiến cho rằng, việc giao nhiều chỉ tiêu cho bậc trung cấp có mâu thuẫn với phương châm nâng cao chất lượng đầu vào ngành sư phạm, Bà Phụng cho rằng, số lượng chỉ tiêu này vẫn thấp so với nhu cầu thực tế tại các địa phương hiện nay. “Các địa phương rất thiếu giáo viên mầm non, do đó đều mong muốn đào tạo nhanh để sử dụng ngay. Nhu cầu các giáo viên mầm non tại các thành phố lớn hiện nay cũng rất cao. Tổng chỉ tiêu tuyển mới toàn quốc ngành sư phạm năm nay là 59.000 giáo viên, trong đó khối mầm non, tiểu học đã cần tới 40.000”, bà Phụng cho hay. 

Giải thế nào bài toán nơi thừa nói thiếu?

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, số giáo viên thừa của các cấp học là 40.264 người. Trong đó, bậc trung học cơ sở thừa nhiều nhất (hiện có gần 311.000 giáo viên).  Bậc trung học phổ thông cũng sẽ thừa 4.508 giáo viên vào năm học 2021-2022 trong tổng số 150.700 người hiện tại. Trong khi các cấp phổ thông thừa hàng nghìn giáo viên, bậc tiểu học lại vừa thừa vừa thiếu. Bậc học này đang có 397.000 giáo viên. Triển khai chương trình mới ở lớp một, năm học 2019-2020, sẽ thừa khoảng 4.700 giáo viên và thừa thêm gần 5.000 giáo viên vào năm học 2020-2021.

Tuy nhiên, có một nghịch lý từ nhiều năm qua, là có nơi thừa rất nhiều những có nơi lại thiếu giáo viên trầm trọng. Việc lãnh đạo địa phương ký tuyển dụng giáo viên vô tội vạ khiến nhiều giáo viên có nguy cơ mất việc, hoặc địa phương đó không biết cách giải quyết ra sao với số lượng giáo viên dôi dư. Và câu chuyện ở Gia Lai đang là một ví dụ nhức nhối. Khi thực hiện tinh giản biên chế các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang xem xét để chấm dứt hơn 1.400 giáo viên trên địa bàn. Trong khi các giáo viên bị chấm dứt hợp đồng phải từ bỏ ước mơ đứng trên bục giảng để về làm phục vụ cà phê, làm rẫy có thu nhập thì ngành Giáo dục tỉnh đang “gồng mình” tăng tiết, tăng giờ vì thiếu giáo viên trầm trọng.

Năm 2018, để đăng ký xét tuyển vào ngành sư phạm, thí sinh sẽ phải đảm bảo các điều kiện: Đối với trình độ đại học, xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (ngành cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực lớp 12 xếp loại  trung bình trở lên.

Năm nay yêu cầu cao là vậy, nhưng trước đó, mùa tuyển sinh năm 2017, dư luận bàng hoàng khi điểm chuẩn vào một số ngành sư phạm thấp ở một loạt các trường cao đẳng chỉ lấy điểm đầu vào 9-10 điểm/3 môn. Không ít trường tung ra đủ chiêu học bổng, ưu đãi để câu kéo thí sinh. Nhưng xem ra, điều này không hề dễ dàng khi thí sính quay lưng với ngành Giáo dục. Có lẽ bài học ra trường thất nghiệp, lương kém, chế độ đãi ngộ thấp của không ít cử nhân sư phạm, thậm chí thủ khoa sư phạm đã làm sĩ tử nản lòng. 

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...