SEA GAMES 28: Bài học từ cuộc cạnh tranh quyết liệt...

SEA GAMES 28: Bài học từ cuộc cạnh tranh quyết liệt...
(PLO) - SEA Games 27 đã khép lại với sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khối ASEAN tham dự, là nơi hội tụ của các vận động viên hàng đầu trong khu vực đua tài để giành những tấm huy chương khẳng định vị thế cũng như lòng tự tôn của mỗi nước trong hoạt động TDTT.
Với quyết tâm cao của nước chủ nhà bằng mọi cách phải ở một trong  hai vị trí cao nhất tại Đại hội là động lực đã làm cuộc chạy đua “hết sức ngoạn mục và cam go” của các nước cạnh tranh như Indonesia, Việt Nam, Philippines…. Ở khía cạnh tổ chức, Myanmar đã rất thành công khi “quảng bá” một đất nước vừa hồi sinh mở cửa được nhiều nước châu Á và thế giới giúp sức về cơ sở vật chất cho tổ chức thi đấu mà Việt Nam ta trong khoảng từ 10 đến 20 năm sau mới có thể có được. 
Với 3 sân vận động có mái che lớn cùng hàng chục nhà thi đấu và trang thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cho Myanmar tổ chức thành công Đại hội. Việc chiếm ngôi vị số 2 sau Thái Lan của Myanmar là một minh chứng cho thấy sự cố gắng đưa những môn, những nội dung  nước chủ nhà có thế mạnh, cộng với sự giúp sức về cơ sở vật chất và đào tạo tập huấn cho Myanmar trong những năm vừa qua, với sự “thăng hoa” của các VĐV khi được khán giả nhà cổ vũ, thậm chí được sự thiên vị của các trọng tài đã giúp  Myanmar giành ngôi vị số 2 một cách thuyết phục.
Thể thao Việt Nam: Được - mất gì ở SEA Games 27
Việt Nam tham dự SEA Games 27 với 519 VĐV được xác định trong các môn thể thao trọng điểm như  Bơi lội, Điền kinh, Bắn súng, Võ, Vật; một số môn tranh chấp huy chương Vàng (HCV)  như Bắn cung, Cờ, Canoeing, Rowing, Xe đạp, Bi-a, Bi sắt, Cầu mây, Bóng đá nữ v.v... Bên cạnh đó có một số môn tham dự với tinh thần hội nhập, cũng như những môn được người hâm mộ mong chờ song chưa phải là thế mạnh của Việt Nam như Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Golf v.v...
SEA Games 27 được chuẩn bị trong điều kiện  kinh tế - xã hội khó khăn, bên cạnh đó các chế độ chính sách còn nhiều hạn chế, chưa thực sự lôi cuốn huấn luyện viên (HLV), VĐV giỏi yên tâm hết lòng cống hiến cho sự nghiệp vì cuộc sống còn bấp bênh và khoảng trống khi kết thúc đời VĐV. Nhưng, cũng chính những lúc khó khăn đó một lần nữa lại khẳng định ý chí Việt, làm tăng thêm sức mạnh để làm lên chiến thắng. 
Cả “đoàn quân của Thể thao Việt Nam” trước lúc lên đường trăm người như một đồng lòng vượt qua mọi rào cản, bỏ qua mọi phân biệt, bất đồng hay những ý nghĩ trái chiều, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách để làm lên chiến thắng.
Với 73 HCV, trong đó những môn Olympic như Bơi, Điền kinh, Võ, Vật, Bắn súng, Bắn cung đã và đang khẳng định sức mạnh, mặc dù điều kiện ngành TDTT còn nhiều hạn chế, nhiều khó khăn. Vị trí thứ 3 của Việt Nam là một phần thưởng xứng đáng cho đoàn VĐV Việt Nam tham dự SEA Games 27 cũng như cho toàn ngành TDTT, khẳng định trong tốp đầu khu vực, đứng trên các nước có nhiều điều kiện phát triển hơn chúng ta về TDTT như  Indonesia, Malaysia, Singapore; bên cạnh đó, một số nước có sự cố gắng tiến bộ đáng kể trong một số môn thể thao như Myanmar, Philippines, Lào, Campuchia và công tác xã hội hóa thể thao của họ cũng đang phát triển. 
Qua Đại hội thể thao Đông Nam Á, có thể nhận thấy tất cả các nước đến Đại hội ai cũng lo cho thành tích, ai cũng vì màu cờ sắc áo của mỗi quốc gia, song để có chiến thắng phải cần những yếu tố chính sau: Con  người - VĐV, HLV, chuyên gia, bác sĩ giỏi; “có lực mới vực được danh” cùng với các điều kiện khác như trình độ, kinh nghiệm, mục tiêu phấn đấu  và các điều kiện hỗ trợ khác: máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật, đội ngũ trọng tài, cổ động viên... Đó là chưa kể đến sự may mắn.
Chiến thắng của đoàn thể thao Việt Nam ở những môn mà các nước Đông Nam Á phải nể phục tại Đại hội này đó là: Vật đạt 10 HCV/12 nội dung, Bắn súng đạt 07/12 nội dung, Điền kinh đạt 10 HCV, Bơi lội đạt 05 HCV. Bên cạnh đó, còn có những môn như Wushu, Taekwondo đạt 05 HCV và các môn võ khác: Karatedo, Judo, Muay, Kempo đạt từ 02-03 HCV. Việc Vovinam Việt Nam chỉ lấy 06 HCV bằng nước chủ nhà với điều kiện ta giỏi hơn họ, song do yêu cầu “hữu nghị, truyền bá” để các nước cùng chơi là vốn sau này ở các kỳ SEA Games sau, tránh loại bỏ tại Đại hội này như đấu kiếm, thể dục... là thế mạnh của Việt Nam nhưng chủ nhà thì không chơi.
Việt Nam cũng khẳng định một số môn đã hết sức thành công như: Boxing nữ, Bắn cung khi cùng đạt 02 HCV mà từ trước tới nay chưa Đại hội nào Việt Nam giành được. Tuy nhiên, cũng có một vài môn, một số nội dung mà đáng ra chúng ta có HCV song do khách quan hoặc chủ quan đã để tuột khỏi tay  làm cho VĐV, HLV và cả đoàn thể thao Việt Nam nuối tiếc như: Kata (Karatedo), Judo, Taekwondo (một vài hạng cân) ta dẫn điểm gần hết giờ thì bị thua ngược do chủ quan hoặc thiếu bình tĩnh, thiếu kinh nghiệm khi VĐV quá căng thẳng; thậm chí, một vài trường hợp bị trọng tài xử ép.
Cũng cần nói thêm, các nước như Philippines, Indonesia, Singapore đã nhập tịch VĐV giỏi của các nước khác mà đẳng cấp không phải Đông Nam Á. 
Ở một vài môn đoàn ta đã không thành công, chưa hoàn thành nhiệm vụ đã được dự đoán trước như Bóng đá, Canoeing, Golf, Cầu lông dù đã cố gắng hết sức song do trình độ cũng như còn thiếu về “nguồn và lực”.
Hướng tới trình độ thể thao cao hơn khu vực Đông Nam Á
ASIAD 2014, SEA Games 28 tại Singapore được tổ chức vào tháng 6/2015 tính ra thời gian còn rất ngắn; thậm chí, ASIAD 2019 mà nước ta là chủ nhà thì công tác đào tạo phải rất khẩn trương, bài bản.
Chiến thắng tại SEA Games vừa qua đã có phần đóng góp không nhỏ của các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, trong đó có Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội với 41/73 HCV. Đặc biệt, chỉ có 08 đội tập trung tại khu A và khu B của Trung tâm với tinh thần kỷ luật cao của các đội tuyển Vật, Bắn súng, Điền kinh, Judo, Karatedo, Bắn cung, Pencak Silat, Taekwondo đã giành được 33 bộ huy chương, là một dấu ấn khẳng định nếu có cơ sở vật chất đầy đủ, VĐV được quản lý tập trung, chuyên nghiệp như tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội thì thành tích sẽ còn tốt hơn nữa.
Hãy bỏ qua cái gọi là “ao làng” vì có đi thi đấu thì mới biết “khó khăn lắm”, không dễ đâu mỗi VĐV phải đổ mồ hôi, phải nỗ lực hết mình vì danh dự  quốc gia  (VĐV của Việt Nam bị gãy chân, gãy tay vẫn thi đấu, thậm chí còn giành HCV).
Bên cạnh đó, cần rút ra các bài học kinh nghiệm ở một vài môn, một vài người làm thể thao mà quá chú trọng đến kinh tế cá nhân, vì ích kỷ, vì danh dự cá nhân, bè nhóm cục bộ hoặc nói giỏi hơn làm thì phải trả giá trong Đại hội này. Các môn bóng của chúng ta còn yếu so với các nước nên chưa có HCV (trừ Bi-a có HCV), những  môn tập thể chúng ta kém hơn cá nhân, nam VĐV tâm lý kém hơn nữ  VĐV; chuyên gia, HLV kém hơn so với Thái Lan và đặc biệt VĐV của chúng ta do thiếu kinh phí nên việc thi đấu và tập huấn tại nước ngoài ít kinh nghiệm và tâm lý thi đấu còn hạn chế.
Chỉ có sự đoàn kết gắn bó, chỉ có ý thức, danh dự, niềm tự hào dân tộc, sự quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên và sự quan tâm của Nhà nước, của nhân dân thì Thể thao Việt Nam mới vươn cao, vươn xa tại Asiad 18 năm 2019 tại Việt Nam.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.