Sẽ có Luật Giáo dục Quốc phòng-An ninh

 Sáng qua - 8/9, Hội đồng Giáo dục Quốc phòng-An ninh (QP-AN) trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP-AN (2001-2011) với sự tham gia của 63 tỉnh, thành trong toàn quốc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.

Sáng qua - 8/9, Hội đồng Giáo dục Quốc phòng-An ninh (QP-AN) trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP-AN (2001-2011) với sự tham gia của 63 tỉnh, thành trong toàn quốc. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chủ trì Hội nghị.
Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho các tập thể và cá nhân
Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho các tập thể và cá nhân

10 năm qua, công tác giáo dục QP-AN trong toàn quốc có nhiều khởi sắc, đã bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho gần 30 triệu người. Giáo dục QP-AN toàn dân được đẩy mạnh, có chiều sâu, nội dung phong phú, hình thức đa dạng, linh hoạt, góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đã được tiến hành thường xuyên, có tác dụng thúc đẩy công tác giáo dục QP-AN đạt kết quả ngày càng tốt hơn.

Giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên ngày càng đi vào nề nếp, chất lượng được nâng lên. Thông qua môn học Giáo dục QP-AN góp phần giáo dục rèn luyện cho học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, hiểu biết một số nội dung cơ bản về QP-AN, truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tỉnh táo khi tiếp cận với các thông tin xấu từ bên ngoài và trên internet, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, lôi kéo học sinh, sinh viên chống đối.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh làm cho mọi người hiểu rõ hơn những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới, vì vậy, đẩy mạnh công tác giáo dục QP-AN là góp phần quan trọng xây dựng “thế trận lòng dân”.

Tại các địa phương, đối tượng được mở rộng, phương pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo, đa dạng, nhiều địa phương có cách làm hay mang tính đột phá. Việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng kiến thức QP-AN được chú trọng, vì vậy, số lượng các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức QP-AN năm sau cao hơn năm trước, chất lượng ngày càng nâng lên. Khối các quân khu, địa phương cao hơn khối Bộ, ngành trung ương.

Ngoài các đối tượng theo quy định, việc bồi dưỡng kiến thức QP-AN còn được mở rộng đến các đối tượng khác như: chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo; văn nghệ sĩ, trí thức, các nhà khoa học; già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, trưởng các dòng họ, chủ hộ gia đình biên giới, chủ các tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển, chủ hộ các gia đình đồng bào dân tộc Mông, giám đốc các doanh nghiệp tư nhân, giám đốc và người lao động doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, đoàn viên, thanh niên và nông dân…

Sau làm điểm bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo của TP. Hải Phòng, đến nay, 100% các tỉnh, thành phố có tôn giáo trên toàn quốc đã tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN.

Chương trình, các bộ giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng gồm 156 chuyên đề được biên soạn công phu, chặt chẽ, chất lượng. Hàng năm, mỗi quý một lần, Cơ quan thường trực Hội đồng Giáo dục QP-AN trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn một số chuyên đề cập nhật về tình hình QP-AN trong nước, khu vực, thế giới; vấn đề chủ quyền biên giới, biển đảo gửi cho các học viện, nhà trường để các giáo viên nghiên cứu, cập nhật vào bài giảng, làm cho nội dung thêm phong phú, sát tình hình thực tiễn.

Những năm trước đây, môn học Giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên cơ bản do các sĩ quan quân đội biệt pháp sang các trường đại học, cao đẳng và các đơn vị quân đội, cơ quan quân sự địa phương đảm nhiệm theo hợp đồng của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy môn học không được quan tâm đào tạo đúng mức nên vừa thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Từ khi có chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị định của Chính phủ, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được đẩy mạnh với nhiều hình thức nên trong 10 năm qua, toàn quốc đã đào tạo được trên 31.000 giáo viên môn học Giáo dục QP-AN. Đến nay, các bậc học từ THPT đến đại học đã có giáo viên để giảng dạy môn học, nhiều trường THPT đã có đủ giáo viên chuyên trách, các trường đại học, cao đẳng có bộ môn hoặc khoa giáo viên giáo dục QP-AN. Toàn quốc hiện có 32 Trung tâm Giáo dục QP-AN. 

* Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Hội đồng giáo dục QP-AN Trung ương:

Tiếp tục kiến nghị bồi dưỡng kiến thức QP-AN là tiêu chuẩn bắt buộc để bổ nhiệm

Sẽ có Luật Giáo dục Quốc phòng-An ninh ảnh 2
 
Công tác giáo dục QP-AN những năm qua được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức coi công tác giáo dục QP-AN là nhiệm vụ có tính chất chiến lược, hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo ngày càng được hoàn thiện, kịp thời và đồng bộ.

Các đối tượng sau khi được bồi dưỡng kiến thức QP-AN đã nâng cao nhận thức về quan điểm, đường lối QP-AN của Đảng, Nhà nước; nắm vững nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng; quản lý, điều hành của nhà nước về QP-AN; nhận rõ về đối tượng, đối tác, về âm mưu, thủ đoạn chiến lược Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cũng như thực hiện nhiệm vụ QP-AN của các cá nhân trên từng cương vị công tác; nhất là tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp hoạch định chủ trương, chính sách trong việc xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, giữa phát triển kinh tế với củng cố QP-AN trên từng lĩnh vực. Tuy nhiên, hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tuy đầy đủ, đồng bộ nhưng tính pháp lý chưa cao, trong quá trình thực hiện còn vướng mắc bất cập, cần phải làm rõ trong văn bản quy phạm pháp luật về đối tượng bồi dưỡng kiến thức QP-AN.

Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương có liên quan xây dựng dự án Luật Giáo dục Quốc phòng-An ninh với mục tiêu thống nhất, đồng bộ với Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Giáo dục, Luật Biên giới, các luật, pháp lệnh có liên quan đến giáo dục QP-AN, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với công tác đặc biệt quan trọng này.

Theo lộ trình, Dự thảo Luật Giáo dục Quốc phòng-An ninh sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2012. Bên cạnh xây dựng dự án luật, ban soạn thảo xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành để nhanh chóng đưa Luật Giáo dục Quốc phòng-An ninh vào cuộc sống.

Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương kiến nghị tiếp tục khẳng định bồi dưỡng kiến thức QP-AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với đối tượng là đội ngũ cán bộ, đảng viên, là tiêu chí để đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng công chức. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục QP-AN trong hệ thống giáo dục quốc dân.


* Trung tướng Đỗ Bá Tỵ - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Thường trực Hội đồng Giáo dục QP-AN Trung ương:

Sẽ có Luật Giáo dục Quốc phòng-An ninh ảnh 3
 
Quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ, công tác giáo dục QP-AN trong 10 năm qua đã được cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến cơ sở; lãnh đạo và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện cả về chiều rộng, chiều sâu và đạt được các mục tiêu đề ra.

Hệ thống văn bản lãnh đạo chỉ đạo; chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu giáo dục QP-AN cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời, tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện tổ chức thực hiện công tác giáo dục QP-AN.

Nhiệm vụ giáo dục QP-AN trong thời gian tới là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức đối với công tác giáo dục QP-AN đến mọi tầng lớp nhân dân; triển khai các bước cây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa về giáo dục AP-AN cho học sinh, sinh viên và bồi dưỡng kiến thức QP-An cho các đối tượng; triển khai đào tạo giáo viên giáo dục QP-AN, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo quy định, phấn đấu dến năm 2016, tất cả các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp… có đủ giáo viên; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trung tâm giáo dục QP-AN theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu năm 2015 có khoảng 70-80% sinh viên được học môn học Giáo dục QP-AN tại các trung tâm.

Lam Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyện chưa kể về lần hát 'hụt' ở Trường Sa

Nghi thức thả lễ, vòng hoa tại Lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nhận được lời bài thơ qua tin nhắn điện thoại vào đêm trước khi tàu KN 491 rời cảng, nghệ sĩ Lại Hồng Toan (Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định) không giấu được cảm xúc. Những giai điệu chèo quen thuộc như hòa quyện với lời thơ suốt hải trình đến với Trường Sa…

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

Thành kính tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ
Hàng triệu trái tim người con đất Việt và đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, với niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên khắp các tuyến phố Hà Nội - cung đường đoàn tang lễ đi qua, người dân kính cẩn tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi Người yên giấc ngàn thu tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Hôm nay (26/7), ngày thứ hai Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cộng sản chân chính, nhà văn hóa lớn, người học trò rất xuất sắc, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng và đất nước; là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…

Pháp quyền mãi mãi “nở hoa”…
(PLVN) - Trên ấn phẩm đặc biệt Xuân Canh Tý 2020 của Báo Pháp luật Việt Nam với tiêu đề “Pháp quyền nở hoa”, Ban Biên tập quyết định lựa chọn phương án trang bìa là ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc trắng quen thuộc và nụ cười ấm áp, hiền từ…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành trọn niềm tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. (Ảnh minh họa: Dương Triều)
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã truyền cảm hứng và nguồn năng lượng tích cực về nhân cách, đạo đức cho nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bằng trí tuệ, sự thông thái, một nhà lãnh đạo có tầm, có tâm và giàu tình cảm, Người đã dành hết đời mình cho sự nghiệp cách mạng, đến những ngày tháng cuối cùng…

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thành kính, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(PLVN) - Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Thủ đô Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội), từ 7h hôm nay - 25/7. Các đoàn Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành; các đoàn nước ngoài cùng đông đảo Nhân dân các địa phương và du khách nước ngoài thành kính viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đau đáu với vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Nhân dân thôn Thượng Điện, xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
(PLVN) - Trên các cương vị lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong 3 nhiệm kỳ giữ trọng trách người đứng đầu Đảng ta, một trong những vấn đề luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đau đáu là xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Ông đã có đóng góp to lớn trong việc phát triển, hoàn thiện mô hình Nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Thấm nhuần tâm nguyện của Tổng Bí thư về đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội

Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngày 16/7/2024. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều đại biểu Quốc hội đã có những chia sẻ xúc động, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời bày tỏ quyết tâm xây dựng một Quốc hội dân chủ, pháp quyền, chủ động, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới, trách nhiệm.

Bộ đội Biên phòng Hải Phòng khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cát Bà – ngày 10/7/2013.
(PLVN) - Khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã luôn đoàn kết, đồng lòng, triển khai toàn diện, đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: "Cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ các thế hệ tiếp theo của gia đình chính sách, người có công"
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), ngày 24/7, Đoàn đại biểu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ và Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tỉnh Ninh Bình; thăm, tặng quà Trung tâm Điều dưỡng Thương binh huyện Nho Quan và thăm hỏi, tặng quà các gia đình có công trên địa bàn huyện Yên Mô và Thành phố Ninh Bình. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hiện thân của sự hòa quyện giữa mẫu mực về đạo đức và kiệt xuất về tài năng. Trên nhiều phương diện, Tổng Bí thư thể hiện sự uyên bác về trí tuệ và hiệu quả thực tiễn, vươn lên tầm vóc nhà tư tưởng lý luận lỗi lạc, nhà lãnh đạo tài năng của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.