SCB ủng hộ 50 tỷ đồng mua vaccine phòng chống dịch COVID-19

Ông Trương Khánh Hoàng - Quyền Tổng Giám đốc SCB trao bảng tượng trưng đóng góp 50 tỷ đồng.
Ông Trương Khánh Hoàng - Quyền Tổng Giám đốc SCB trao bảng tượng trưng đóng góp 50 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 27/05/2021, tại Lễ phát động và tiếp nhận kinh phí ủng hộ mua Vaccine thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc  (MTTQ) Việt Nam và Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã ủng hộ số tiền 50 tỷ đồng. 

Theo đó, đại diện SCB đã trao tặng 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và 30 tỷ đồng cho Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh. Nguồn kinh phí này sẽ được sử dụng để mua vaccine phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo cung cấp cho người dân sớm nhất, rộng rãi nhất.

Ông Trương Khánh Hoàng - Quyền Tổng Giám đốc SCB - cho biết, sự ủng hộ, sát cánh với Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành trong việc phòng chống dịch bệnh COVID – 19 là trách nhiệm của toàn hệ thống SCB: “Tôi xin phép thay mặt toàn thể CBNV SCB gửi lời tri ân, cảm ơn ngành y tế, các chiến sĩ áo trắng đã có nhiều hy sinh, cống hiến trong công cuộc chống dịch.” 

Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, cũng như nhận thức rõ trách nhiệm đối với cộng đồng, ngay từ đầu cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, SCB đã tham gia ủng hộ, đồng hành, hỗ trợ cùng ngành y tế và các cơ quan chức năng, cùng toàn thể nhân dân phòng chống dịch.

Cuối tháng 4 vừa qua, các cổ đông của SCB cũng đã đóng góp 20 tỷ đồng vào Quỹ phòng chống dịch COVID-19 của TP.Hồ Chí Minh nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam về phong trào xã hội hóa nguồn kinh phí mua vắc-xin COVID-19.

Tại lễ Tiếp nhận, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự cảm ơn trân trọng tới sự hỗ trợ quý báu của các doanh nghiệp từ đầu mùa dịch đến nay. Sự hỗ trợ đó đang phát huy hiệu quả đến với người dân và các hoạt động mà ngành quan tâm.

Vừa qua, Bộ Y tế đã nỗ lực cố gắng đàm phán với các đơn vị, công ty cung ứng vắc xin. Đến nay, tổng số liều vắc xin Covid-19 có được thông qua đàm phán là hơn 100 triệu liều bao gồm: 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech. 

Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Tuy nhiên, so với yêu cầu có đủ 150 triệu liều để tiêm cho 75% dân số, số lượng này vẫn thiếu.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ, ngành liên quan đã cho ý kiến, thống nhất đề xuất mua 31 triệu liều vắc xin Pfizer trong Quý 2/2021.Trong đề xuất vừa gửi Thủ tướng, Bộ Y tế cho biết để có được 150 triệu liều vắc xin trong năm 2021, bộ đang nỗ lực đẩy nhanh đàm phán mua vắc xin Pfizer.

Nếu thuận lợi, trong năm nay Việt Nam sẽ có thêm khoảng 31 triệu liều vắc xin Pfizer, ngoài nguồn của COVAX Facility 110 triệu liều, Công ty CP Vacxin Việt Nam đã ký hợp đồng mua 30 triệu liều, các chương trình viện trợ khác 2 triệu liều.

Theo kết quả đàm phán của Bộ Y tế, nhà sản xuất vắc xin Pfizer có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 31 triệu liều vắc xin, trong đó 15,5 triệu liều cung cấp trong quý 3/2021 và nửa còn lại cung cấp trong Quý 4/2021.

Có đủ nguồn vắc xin tiêm chủng cho người dân là điều rất quan trọng để chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phát triển kinh tế của đất nước.

Tại Lễ phát động và tiếp nhận kinh phí ủng hộ mua Vaccine thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 ngày 27/05, Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn 2.077 tỷ đồng tài trợ từ các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân như: Công ty CP Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tài trợ 1.450 tỷ đồng; Công ty TNHH Unionsquare tài trợ 100 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Times Square (Việt Nam) tài trợ 100 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula tài trợ 80 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn tài trợ 50 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông tài trợ 50 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World tài trợ 60 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tường Việt tài trợ 30 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn Công nghệ và Đầu tư Việt Nam tài trợ 50 tỷ đồng; Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital Việt Nam và Công ty CP chứng khoán Tp.HCM tài trợ 50 tỷ đồng; Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền tài trợ 10 tỷ đồng; Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) tài trợ 5 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư Xây dựng Xuân Mai Sài Gòn tài trợ 5 tỷ đồng; Quỹ Thiện Tâm 3 tỷ đồng; Công ty TNHH Traveloka tài trợ 500 triệu đồng…

Đọc thêm

Công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng. (Ảnh: Nụ Bùi)
(PLVN) -  Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trần Đức Hùng nhấn mạnh, công tác cải cách, hiện đại hóa của cơ quan Hải quan đã góp phần quan trọng vào việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.