SCB được phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030

SCB được phê duyệt Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030
(PLVN) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đã công bố phê duyệt Đề án cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến năm 2030. 

SCB được biết đến là ngân hàng có quy mô tổng tài sản nằm trong Top 05 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với hơn 567.894 tỷ đồng (theo Báo cáo tài chính SCB 2019). Hiện ngân hàng này có 239 điểm giao dịch tại 28 tỉnh thành, số lượng CBNV hơn 7.300 người. 

Được biết từ 2018, sau đợt thanh tra pháp nhân SCB, Chính phủ và NHNN đã có chủ trương cho phép SCB xây dựng phương án tái cơ cấu mới cho giai đoạn tiếp theo. 

Đây được xem là là phương án tái cơ cấu chủ động hỗ trợ thêm một số cơ chế mới, là giải pháp tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính giúp SCB vững chắc hơn sau quá trình tái cơ cấu, phát triển một cách lành mạnh và tích cực hơn. 

Ông Võ Tấn Hoàng Văn – Thành viên HĐQT kiêm TGĐ SCB cho biết, SCB xác định bên cạnh việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu, việc thúc đẩy phát triển kinh doanh ngân hàng bán lẻ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại là xu thế tất yếu. 

Do đó, giai đoạn 2019 – 2020 SCB sẽ tập trung nguồn lực để cơ cấu lại hoạt động tín dụng và nâng cao năng lực tài chính; đồng thời, đầu tư nền tảng về công nghệ, nhân sự và phát triển hệ thống khách hàng từ đó tích tụ nguồn lực phát triển Ngân hàng bán lẻ và Ngân hàng số trong tương lai. 

SCB mong muốn mang lại sự hài lòng và trải nghiệm tốt nhất cho Khách hàng và đặt mục tiêu sẽ trở thành Ngân hàng có Chất lượng dịch vụ và quản trị trải nghiệm hàng đầu tương xứng với TOP 5 về quy mô tổng tài sản”, Đại diện SCB chia sẻ.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…