Scandal thuốc chữa Covid-19: WHO và nền y tế toàn cầu bị “xỏ mũi” như thế nào?

Hydroxychloroquine đã được Tổng thống Trump và những người khác tán dương như là một phương pháp điều trị khả thi cho những người bị nhiễm virus corona. Ảnh: Reuters
Hydroxychloroquine đã được Tổng thống Trump và những người khác tán dương như là một phương pháp điều trị khả thi cho những người bị nhiễm virus corona. Ảnh: Reuters
(PLVN) - Một công ty ít được biết đến ở Hoa Kỳ đã đánh lừa chính phủ và các quan chức y tế trên thế giới, khiến các nghiên cứu về thuốc chữa sốt rét hydroxychloroquine được dùng điều trị Covid-19 trên toàn thế giới phải tạm thời dừng lại. Scandal thuốc điều trị Covid-19 đã “đổ thêm dầu vào lửa” trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nên nhiều rối ren trên toàn cầu, đẩy các mâu thuẫn chính trị đi xa hơn.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nối lại một thử nghiệm liệu thuốc điều trị sốt rét hydroxychloroquine có hiệu quả trong điều trị chống lại COVID-19 hay không.

Trước đó, nghiên cứu này đã bị đình chỉ, thậm chí bị cấm ở một số quốc gia trong sử dụng điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, do một nghiên cứu từ một công ty nhỏ không nổi tiếng là Surgisphere. Công ty này tuyên bố rằng họ đã phân tích dữ liệu từ 96.032 bệnh nhân mắc Covid-19 từ 671 bệnh viện trên khắp thế giới, phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong gia tăng trong số những bệnh nhân được điều trị bằng hydroxychloroquine. 

Nghiên cứu này do Giám đốc điều hành của Surgishere là Sapan Desai là đồng tác giả và được các tạp chí khoa học uy tín The Lancet và New England Magazine (NEJM) quảng bá.  

Tuy nhiên, sau đó, các cuộc điều tra của các nhà quan sát độc lập đã cho thấy những sai sót rõ ràng.

WHO đã nối lại thử nghiệm về hiệu quả thuốc điều trị sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19.
 WHO đã nối lại thử nghiệm về hiệu quả thuốc điều trị sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị COVID-19.

Mostapha Benhenda - nhà khoa học dữ liệu và là người sáng lập Melwy (một phòng thí nghiệm trực tuyến về trí tuệ nhân tạo) - đã cảnh báo về nghiên cứu của Surgisphere ngày 26/5, chỉ bốn ngày sau khi kết quả nghiên cứu trên được tờ tạp chí khoa học uy tín Lancet phát hành. 

Theo đó, ông đã vạch ra ba lỗ hổng lớn trong báo cáo. Thứ nhất, các tác giả đã không tiết lộ dữ liệu của họ và không có kế hoạch để làm điều này. Thứ hai, báo cáo không truy xuất nguồn gốc dữ liệu, do các tác giả đã không tiết lộ tên của những người chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu tại bệnh viện. Thứ ba, không xem xét tính minh bạch, do Lancet không công bố tên của bất kỳ người xác nhận nào, xác nhận biên tập có chữ ký duy nhất của Tổng biên tập Lancet là Richard Horton.        

"Sau đó, tôi đã đồng ký các bức thư ngỏ với The Lancet và Tạp chí Y học New England, buộc họ phải phát hành 'những biểu hiện quan tâm' về những bài báo này", Benhenda nói, trích dẫn Thông báo rút lại của Lancet được xuất bản vào ngày 4/6 sau khi hứng chịu cơn bão chỉ trích từ cộng đồng khoa học thế giới.  

Tuy nhiên, vụ bê bối không kết thúc ở đó vì cho đến nay, cả WHO và The Lancet, NEJM đều không giải thích tại sao họ lại lấy dữ liệu vẫn còn nhiều nghi vấn này.

WHO "bị lừa" bởi Lancet, một tạp chí học thuật 197 tuổi, mà Lancet "bị lừa" bởi các đồng tác giả của báo cáo đáng ngờ, trong đó có Mandeep Mehra - một giáo sư Harvard và là giám đốc y khoa của Bệnh viện Brigham and Women (BWH), đã có 477 ấn phẩm khoa học.

(theo Mostapha Benhenda - nhà khoa học dữ liệu)

"Không có cuộc điều tra nội bộ nào được tiến hành. Robert Horton thậm chí không từ chức, mà vẫn đang nói về vấn đề như thể anh ta là người quan sát bên ngoài”,  Mostapha Benhenda nói.

“Thật khó hiểu làm thế nào các biên tập viên tại The Lancet và NEJM không nhìn thấy các vấn đề với dữ liệu trong các bài báo”, Tiến sĩ Jeremy Howick - nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Oxford - nhận định.  Bởi theo ông, các nhà dịch tễ học quan sát nghiên cứu của Surgisphere đã ngay lập tức bày tỏ sự hoài nghi do sự thiếu minh bạch trong đó.

"Chúng tôi tin rằng hai bài báo về hydroxychloroquine dựa trên dữ liệu bị sai, nhưng đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đình chỉ thử nghiệm hydroxychloroquine trong điều trị Covid-19. Điều này có nghĩa là một phương pháp điều trị có lợi không được thử nghiệm và kết quả là bệnh nhân sẽ phải chịu hậu quả”, nhà dịch tễ học nhấn mạnh.

Còn The Lancet và NEJM đã bị giáng một đòn nặng nề vào uy tín nhiều năm của hai tạp chí y khoa hàng đầu. "Thật khó phải tin rằng các tạp chí này đang quan tâm đến sự đưa tin báo chí hơn là các vấn đề khoa học và bệnh nhân”, Howick nói.

Lancet đã phải rút lại bài báo về việc thuốc hydroxychloroquine điều trị Covid-19 có thể gây gia tăng chết người, do cuộc điều tra của tờ Guardian phát hiện sự không nhất quán trong dữ liệu.

Một công ty kiểm toán độc lập đã được tờ Guardian yêu cầu kiểm tra cơ sở dữ liệu do Surgisphere cung cấp để đảm bảo Công ty này có dữ liệu đúng và chính xác từ hơn 96.000 bệnh nhân Covid-19 tại 671 bệnh viện trên toàn thế giới.

Tác giả chính của bài báo, Giáo sư Mandeep Mehra (từ bệnh viện Brigham và Women ở Boston, Massachusetts) đã quyết định yêu cầu Lancet rút lại vì ông không còn có thể chứng minh tính chính xác của dữ liệu.

Ngay sau khi Lancet rút lại nghiên cứu của mình, Tạp chí Y học New England đã rút lại một bài báo dựa trên cơ sở dữ liệu của Surgishere, cũng do Mehra và Desai đồng tác giả, dựa trêndữ liệu từ bệnh nhân Covid-19 từ 169 bệnh viện ở 11 quốc gia ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. 

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.