Sau thông tin tăng giá thực phẩm, Quản lý thị trường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại hệ thống Bách Hóa Xanh

Lực lượng QLTT kiểm tra tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh
Lực lượng QLTT kiểm tra tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau thông tin người dân phản ánh về trình trạng chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX) tăng giá nhiều mặt hàng, chiều 16/7, Đoàn công tác liên ngành do Cục quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc.

Trong chiều 16/7/2021,Đoàn công tác do ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. HCM - dẫn đầu kiểm tra thực tế tại nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX) để xác minh vụ việc người dân tố đơn vị này bán hàng tăng giá, đặc biệt là hàng nông sản giữa dịch COVID-19. Đoàn công tác của Cục QLTT đã kiểm tra hệ thống BHX trên đường Đặng Văn Bi và đường Lê Văn Việt (TP. Thủ Đức, TP.HCM).

Làm việc với cơ quan chức năng, ông Trần Kinh Doanh -Tổng giám đốc hệ thống Bách Hóa Xanh - cho biết, bình thường mỗi ngày BHX chỉ bán được khoảng 500 đến 600 tấn hàng hóa, còn trong thời gian qua, hệ thống đã nâng lên khoảng 2000 đến 2.500 tấn hàng hóa mỗi ngày. Cụ thể, trong ngày 14/7 là 2.500 tấn, ngày 15/7 là 2.100 tấn. Hệ thống đang nỗ lực để đẩy sản lượng này lên 3.000 tấn và giữ ổn định mỗi ngày để phục vụ nhu cầu của người dân.

Ông Doanh thừa nhận việc hệ thống BHX tăng giá bán một số mặt hàng trong thời gian qua. Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng, việc tăng giá bán hàng hóa không phải vì mục đích lợi nhuận mà vì cá lý do khách quan như hàng hóa tăng giá từ phía nhà cung cấp do tăng chi phí vận chuyển, phí nhân công, tài xế, hư hỏng do kéo dài thời gian lưu thông. Bên cạnh đó, hệ thống phải bảo đảm chỗ ở cho nhân viên ở gần kho nhằm giảm thiểu nguy cơ nhân viên nhiễm bệnh hoặc bị cấm di chuyển do sinh sống ở vùng phong tỏa, dẫn đến thiếu nhân sự và buộc phải tạm dừng hoạt động kho và cửa hàng.

Các Đội QLTT địa bàn TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra, làm việc ở 75/641 cửa hàng Bách Hóa Xanh tại các địa bàn Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 7, Quận 10, Quận 11, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Phú Nhuận, Thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh.

Kết quả cho thấy, hàng hóa tại các cửa hàng dồi dào, thực hiện niêm yết giá ban theo quy định; cửa hàng chỉ cho giới hạn số lượng người vào trong mua sắm (cụ thể từ 5-10 người trong 01 lượt mua sắm tùy diện tích của các cửa hàng), số lượng khách còn lại sẽ đứng xếp hàng bên ngoài cửa hàng chờ với khoảng cách đảm bảo 2 mét tuân thủ đúng quy định phòng chống dịch bệnh.

Các cửa hàng cung cấp thông tin: hóa đơn chứng từ đầu vào của hàng hóa được lưu trữ tại Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh (địa chỉ số 128 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh); giá cả hàng hóa mỗi ngày được thông báo qua phần mềm quản lý nội bộ QR code, không sử dụng hệ thống máy tính kế toán tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh.

Kiểm tra tổng thể khu vực bày bán hàng hóa của cửa hàng Bách Hóa Xanh cho thấy, đoàn công tác ghi nhận việc hàng hóa trong hệ thống được niêm phong đầy đủ và bán đúng giá niêm yết trên quầy.

Qua làm việc các Đội QLTT đề nghị các cửa hàng chấp hành quy định về niêm yết giá hàng hóa theo qui đinh và bán đúng giá niêm yết; đảm báo số lượng và chất lượng hàng hóa, không kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; duy trì hoạt động theo đúng thời gian quy định; tuân thủ quy định 5K của Bộ Y Tế; đồng thời tuyên truyền quy định pháp luật về áp dụng biện pháp chống dịch; quy định pháp luật xử lý đối với hành vi đầu cơ hàng hóa, hành vi găm hàng.

Theo ông Trương Văn Ba - Cục trưởng Cục QLTT TP. HCM, hiện nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM còn nhiều phức tạp, việc Bách Hóa Xanh cũng như các hệ thống siêu thị khác đã bằng nỗ lực của mình đưa hàng hóa về phục vụ người dân là việc làm rất tốt và thực hiện đúng chủ trương của Thành phố về việc đảm bảo cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm cho người dân.

Tuy nhiên, ông Ba cũng đề nghị hệ thống Bách Hóa Xanh không nâng giá hàng hóa một cách bất hợp lý dù có khó khăn, tăng chi phí trong việc nhập hàng hóa từ các địa phương khác về TP.HCM.

Theo ông Ba, hiện tại QLTT TP.HCM cũng công khai và niêm yếu số điện thoại đường dây nóng 028.39322491 để người dân, siêu thị phản ánh tình trạng gom hàng siêu thị đem ra ngoái bán thu lời. Sau khi được tiếp nhận, các phản ánh của người dân sẽ lập tức được chuyển tới các đội trưởng đội quản lý thị trường nơi phát sinh vụ việc để xử lý.

Đại diện Cục QLTT TP Hồ Chí Minh cho biết, các Đội QLTT sẽ tiếp tục giám sát, kiểm tra trong nhũng ngày tiếp theo.

Đọc thêm

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?