Sau COVID-19, thế giới có gì?

Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Thế giới đã thay đổi sau đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - COVID-19 đã trở thành bệnh thông thường ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều lo ngại thường trực là với hơn 500 loại Coronavirus, biết khi nào một trong số chúng lại đột biến để gây đại dịch cho người, chưa kể vô số loại virus khác cũng đều có nguy cơ gây đại dịch.

COVID-19 sẽ không phải đại dịch cuối cùng

Từ 20/10/2023, bệnh COVID-19 được Bộ Y tế Việt Nam chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc COVID-19 sẽ không được khám, điều trị miễn phí như khi dịch bùng phát mà tự chi trả hoặc được BHYT chi trả…

Ngày 7/12/2020, giữa lúc đại dịch COVID-19 đang “nước sôi lửa bỏng” nhất, Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng, được toàn bộ các thành viên Liên hợp quốc ủng hộ, đồng thuận thông qua nghị quyết A/RES/75/27 “nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, để có sự chuẩn bị, phối hợp tốt hơn khi xảy ra đại dịch ở mọi cấp” và chọn ngày 27/12 - ngày sinh của bác học người Pháp Louis Pasteur (1822-1895) - cha đẻ của vaccine, của y học dự phòng - là “Ngày quốc tế sẵn sàng phòng chống dịch bệnh”…

Nhân kỷ niệm ngày 27/12 đầu tiên, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nói: “COVID-19 cho thấy dịch bệnh có thể càn quét khắp thế giới, đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ và làm rối loạn cuộc sống nhanh đến thế nào. Nó cũng chỉ ra chúng ta chưa có bài học nào sau những tình huống y tế khẩn cấp như SARS, cúm gia cầm, Zika, Ebola và nhiều dịch bệnh khác”. Ông khẳng định COVID-19 nhắc nhở rằng thế giới chưa chuẩn bị đủ để ngăn dịch bệnh lan qua biên giới, gây đại dịch toàn cầu. “COVID-19 sẽ không phải đại dịch cuối cùng nhân loại phải đối mặt. Dịch bệnh là mối đe dọa thường trực với mọi quốc gia. Chúng ta phải sẵn sàng cho đại dịch tiếp theo, trong lúc vẫn phải ứng phó khủng hoảng y tế hiện nay”, ông Antonio Guterres nhấn mạnh.

“Thế giới phải được chuẩn bị tốt hơn để bảo vệ nhân loại khỏi các đại dịch trong tương lai” là tuyên bố được Chủ tịch ủy ban châu Âu, Ursula Von der Leyen nhấn mạnh tại hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu ở Italy ngày 21/5/2021. Hội nghị này đưa ra 16 nguyên tắc thay đổi cách tiếp cận của các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó và phản ứng phối hợp quốc tế khi có đại dịch hay khủng hoảng y tế. Các nhà lãnh đạo cam kết khai thác sức mạnh tổng hợp, tận dụng khả năng chuyên môn bằng chia sẻ dữ liệu, nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất vaccine… Đây rõ ràng là những chuyện phải làm cho nhanh trong bối cảnh toàn cầu ngày càng có thêm những dịch bệnh mới do virus.

Cho đến thế kỷ XX, những dịch bệnh “lâu đời” do vi khuẩn (như tả, sốt mò, lao, dịch hạch...) và ký sinh trùng (như sốt rét…) cơ bản đã được khống chế toàn cầu thì những đại dịch do virus ngày một nhiều lên. Có thể kể đến như bại liệt (do Poliovirus), dù đã xuất hiện hàng ngàn năm nhưng chỉ bùng phát dịch cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở châu Âu và Mỹ, một trong những dịch bệnh đáng sợ nhất ở trẻ em của hai khu vực này; dịch cúm Tây Ban Nha do virus cúm A/H1N1, khởi phát năm 1918, được cho là giết chết đến 50 triệu người; virus Zika xuất hiện năm 1947, tuy gây tử vong không nhiều nhưng để lại di chứng teo não ở trẻ em (tật đầu nhỏ) và liệt thần kinh ở người lớn (hội chứng Guillain- Barré); virus Ebola gây dịch năm 1976 và 2014 làm chết hơn 10.000 người nhưng tỷ lệ tử vong có nơi đến 80%; HIV gây dịch HIV/AIDS phát hiện năm 1981, đến nay đã có khoảng 40 triệu tử vong; gần đây nhất là các đại dịch SARS-CoV năm 2002, MERS-CoV năm 2012 và SARS-CoV-2 hiện vẫn còn rơi rớt.

Đó là chưa kể những loại virus rất nguy hiểm nhưng chưa gây thành dịch lớn như virus cúm mùa (được cho là “hậu duệ” của cúm Tây Ban Nha); virus bí ẩn gây chết hàng chục người ở Nigeria; virus Chikungunya ở Campuchia; virus Marburg…; Rotavirus gây tiêu chảy trẻ em với hơn 215.000 tử vong toàn cầu mỗi năm…

Vì sao các bệnh do virus ngày một nhiều lên?

Các nhà khoa học Mỹ đưa ra bằng chứng biến đổi khí hậu, thêm đô thị hóa, phá rừng, làm môi trường sống của động vật bị phá hủy, đã “chuyển” virus gây bệnh từ động vật hoang dã sang người. Có thể sơ dẫn vài loại virus gây dịch lớn hay đại dịch với tỷ lệ tử vong đến 80%: HIV lây từ các loài linh trưởng sang người năm 1916, theo nghiên cứu mới nhất của Giáo sư Jacques Pepin - Đại học Sherbrooke, Canada.

SARS (hội chứng suy hô hấp cấp tính nghiêm trọng) - do một chủng Coronavirus, nguồn gốc từ cầy hương, chó gấu trúc gây ra. Cúm gia cầm A/H5N1 độc lực rất mạnh, có nguồn gốc các loài hải yến ở Nam Phi. Dơi ăn quả là vật chủ tự nhiên của virus Ebola - gây bệnh Ebola. Virus gây MERS (hội chứng hô hấp cấp nặng Trung Đông) có nguồn gốc từ dơi với vật chủ trung gian là lạc đà. Dơi ăn quả châu Phi là vật chủ của virus Marburg.

Năm 2005, khi truy tìm loại Coronavirus gây dịch SARS 2002, đã phát hiện trong một hang động ở Vân Nam, Trung Quốc những con dơi mang virus có bộ gene gần giống với các virus gây dịch SARS, MERS và COVID-19. Đến nay phát hiện hơn 500 loại Coronavirus (7 nhóm lớn) ở dơi Trung Quốc, gây bệnh trên động vật, sau lây sang người như dịch SARS 2002, MERS 2012. SARS-CoV-2 là nhóm thứ 7, trước đây chưa từng thấy ở người và một trong hơn 500 loại virus Corona nói trên có trình tự gene giống COVID-19 đến 96%, theo ông Peter Daszak, Chủ tịch Tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance ở Mỹ.

Những kệ hàng trống trơn ở một siêu thị London tháng 3/2020. (Ảnh: AFP)

Những kệ hàng trống trơn ở một siêu thị London tháng 3/2020. (Ảnh: AFP)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng dịch bệnh do COVID-19 có liên quan tới virus Corona ở loài dơi Rhinolophus (chi dơi lá mũi hay dơi móng ngựa), sống chủ yếu ở phía Nam Trung Quốc, châu Á, châu Phi và Trung Đông. Đặc biệt virus Nipah, phát hiện năm 1999 ở Malaysia và từ 2018 đến nay đã gây ra 4 vụ dịch nhỏ ở bang Kerala, nam Ấn Độ, giống hệ gen Coronavirus đến 94,5%, được cho gây tử vong 40 - 75% người bệnh. Nipah là một trong 260 loại virus có khả năng gây đại dịch…

Các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người được gọi là zoonoses. Một số bài báo trên tạp chí Annals of the American Thoracic Association chỉ ra, nếu biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi ở các loài động vật hoang dã thì mầm bệnh của chúng cũng biến đổi theo.

Biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường sống và giúp các mầm bệnh dễ dàng tiếp xúc với động vật hoang dã khác, cây trồng, vật nuôi và con người hơn, sẽ có nhiều mầm bệnh mà trước đây con người ít hoặc chưa tiếp xúc, chưa có miễn dịch. Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng virus đã tồn tại hàng tỷ năm, tiến hóa cùng các sinh vật. Khi quá trình đồng tiến hóa ổn định bị rối loạn hoặc gián đoạn, virus đột biến và dịch bệnh xuất hiện. Vì thế, Tiến sĩ Lindsay Broadbent, khoa Virus học, đại học Surrey, Anh cho rằng: “COVID-19 xuất hiện không làm khoa học ngạc nhiên, vấn đề không phải đại dịch có xảy ra hay không, mà là khi nào?”.

Có nên lo ngại cho tương lai?

Năm 2021, khi còn tại nhiệm, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cố vấn y tế của Chính phủ Mỹ đề xuất ý tưởng phát triển vaccine để đối phó với khoảng 20 loại virus nguy cơ cao gây đại dịch. Trên bình diện lý thuyết, nếu mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động tốt, có thể phát hiện loại virus mới lây từ động vật sang người. Có sẵn vaccine, một nước có thể cô lập khu vực lây nhiễm, tiêm chủng cho những người ở đây để cắt đứt chuỗi truyền bệnh. Cả khi không phát hiện kịp thời lây nhiễm, có vaccine vẫn giúp thế giới tiết kiệm được thời gian đối phó dịch bệnh.

Ý tưởng này sẽ tiêu tốn vài tỉ USD/năm, cần số đông các nhà khoa học tham gia và phải sau ít nhất 5 năm mới có được kết quả, nhưng hiện không rõ việc này có được xúc tiến hay chưa. Trong khi đó chu kỳ tác quái của Corona virus đang ngắn lại từ dịch SARS năm 2002, đến MERS năm 2012 và COVID-19 năm 2019.

Nếu lấy 17/11/2019 là ngày phát dịch thì đến 11/01/2020 đã giải được trình tự gene và gần 11 tháng sau hai hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) đã cho ra đời vaccine chống COVID-19 đầu tiên, bởi ngày nay có những công nghệ và phương pháp rút ngắn rất nhiều thời gian điều chế vaccine. Tuy nhiên, gần một năm sau mới có vaccine đã là quá muộn, bởi còn phải sản xuất, tiêm toàn cầu và chờ đợi hình thành miễn dịch, vì thế dịch bùng phát toàn thế giới với 771.678.854 ca bệnh.

Miền bắc Italia - một trong những nơi y tế công cộng tốt nhất phương Tây, nhưng vào tháng 7/2020 ở các bệnh viện vùng Lombardy, Milan và Bergamo các bác sĩ phải đau đớn “chọn ai để chữa trị và ai không còn giúp được nữa”. Ngoài giết chết 6.977.010 người, COVID-19 còn để lại vô số rối loạn sức khỏe hậu COVID-19 cho hàng trăm triệu người và làm kinh tế toàn cầu suy thoái trầm trọng chưa rõ khi nào phục hồi bằng trước dịch.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.