Sạt lở bờ kè đê tả sông Thao, 3 nhà dân 'đối mặt' nguy hiểm

Ngôi nhà của ông Lê Thanh Hà, khu Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ xuất hiện nhiều vết nứt rộng ngang thân nhà và ngoài sân dài vài chục mét.
Ngôi nhà của ông Lê Thanh Hà, khu Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ xuất hiện nhiều vết nứt rộng ngang thân nhà và ngoài sân dài vài chục mét.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều ngày nay, đoạn chân kè từ K78+500 – K79+500 đê tả sông Thao thuộc địa bàn xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ xuất hiện nhiều vết nứt ăn sâu vào đất trồng và nơi ở của người dân, ảnh hưởng đến sự an toàn của các hộ dân sinh sống tại đây.

Sáng 22/11, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam ghi nhận, đoạn bờ sông tương ứng từ K78+500 – K79+500 đê tả sông Thao thuộc địa bàn xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ sạt lở, lún nứt nặng.

Các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ sạt lở đê tả sông Thao, đoạn bờ, vở sông tương ứng từ K78+500 – K79+500 đê tả sông Thao thuộc địa bàn xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Ngọc Phúc)

Các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ sạt lở đê tả sông Thao, đoạn bờ, vở sông tương ứng từ K78+500 – K79+500 đê tả sông Thao thuộc địa bàn xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Ảnh: Ngọc Phúc)

Người dân chặt bớt cây xung quanh, tránh sạt lở nghiêm trọng hơn (Ảnh: Ngọc Phúc)
Người dân chặt bớt cây xung quanh, tránh sạt lở nghiêm trọng hơn (Ảnh: Ngọc Phúc)
Câychặt ngang gốc để giảm thiểu tác động đến vùng đất xung quanh khu vực bờ kè (Ảnh: Ngọc Phúc).

Câychặt ngang gốc để giảm thiểu tác động đến vùng đất xung quanh khu vực bờ kè (Ảnh: Ngọc Phúc).

Đặc biệt, đoạn km79+350 – km79+500 sạt lở dài 150m làm sụt lún đất, ảnh hưởng tới 7 hộ dân. Có vết nứt dài cách chân đê 10m.

Đây là tuyến kè bảo vệ cho trên 1.000 hộ dân của xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao.

Thời gian qua, thượng nguồn sông Thao xảy ra một số đợt mưa to diện rộng, mực nước sông Thao thường xuyên dao động tạo dòng chảy xiết, kết hợp phía bờ hữu và giữa lòng sông có bãi bồi lớn làm chế độ dòng chảy sông Thao thay đổi, dòng chủ lưu áp sát bờ tả, chân kè trong khu vực bị xói sâu gây sạt lở nghiêm trọng đoạn kè trên.

Người dân phải di tản do vết nứt dài và có dấu hiệu to dần (Ảnh: Ngọc Phúc)

Người dân phải di tản do vết nứt dài và có dấu hiệu to dần (Ảnh: Ngọc Phúc)

Hiện nay trong khu vực xuất hiện nhiều cung sạt kéo dài có nguy cơ tiếp tục bị sạt lở mạnh.

9h ngày 22/11, khu vực nhà ở của ông Lê Thanh Hà, khu Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên xuất hiện nhiều vết nứt rộng ngang thân nhà và ngoài sân dài vài mét đến vài chục mét.

Những vết rạn, nứt dài từ vài mét đến vài chục mét (Ảnh: Ngọc Phúc)

Những vết rạn, nứt dài từ vài mét đến vài chục mét (Ảnh: Ngọc Phúc)

Tường nhà của hộ dân thuộc khu Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên bị rạn dài (Ảnh: Ngọc Phúc)
Tường nhà của hộ dân thuộc khu Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên bị rạn dài (Ảnh: Ngọc Phúc)
Sân của người dân bị nứt thành mảng lớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt (Ảnh: Ngọc Phúc)
Sân của người dân bị nứt thành mảng lớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt (Ảnh: Ngọc Phúc)

Chị Huyền, con dâu của ông Hà cho biết, vết rạn nứt xuất hiện ở sân nhiều ngày nay, gia đình cũng đã báo cáo các cơ quan chức năng. Rạng sáng nay, các vết nứt, lún ngày càng rộng ra và kéo dài, nhà cũng bị xé, nứt ngang.

Thấy nguy hiểm, gia đình đã nhờ bà con nhân dân trong khu di chuyển đồ đạc ra khỏi nhà ngay trong đêm.

Ông Nguyễn Xuân Phương, Trưởng khu dân cư Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên cho biết: "Tình trạng sạt lở diễn ra chục ngày nay, lúc đầu, gia đình ông Lê Thanh Hà lấy xi-măng trát lại những vết nứt nhỏ, nhưng càng ngày rạn nứt càng to. Chúng tôi đã báo xã và các cấp chính quyền đến khảo sát trực tiếp. Từ 4h hôm nay (22/11), khi các vết nứt to hơn và có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, người dân chúng tôi đã tập trung đến hỗ trợ di chuyển đồ đạc trong nhà".

Cũng theo ông Phương, cạnh nhà ông Hà, nhà của gia đình ông Nguyễn Quang Vạn và ông Đỗ Ngọc Vinh cũng đang xuất hiện những vết nứt và có nguy cơ sạt lở. Người dân trong khu Bồng Lạng đang hỗ trợ những gia đình này di chuyển tài sản.

Người dân hỗ trợ những gia đình trong khu vực bị sụt, lún di chuyển tài sản đến nơi an toàn (Ảnh: Ngọc Phúc)

Người dân hỗ trợ những gia đình trong khu vực bị sụt, lún di chuyển tài sản đến nơi an toàn (Ảnh: Ngọc Phúc)

Trước tình hình sạt lở trên các cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ, Hạt quản lý Đê Lâm Thao và thị xã Phú Thọ đã cử cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến sạt lở, chỉ đạo cắm biển cảnh báo nghiêm cấm người, gia súc không đến gần khu vực sạt lở; cử cán bộ tiếp tục kiểm tra, theo dõi diễn biến sạt lở và báo cáo kịp thời theo quy định.

Đọc thêm

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Ở giai đoạn 1 của dự án, 1.550 hộ gia đình đã có thể tiếp cận được biển báo Hệ thống cảnh báo sớm được trang bị tại các cộng đồng. (Ảnh: Plan)
(PLVN) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 từ năm 2024 đến 2027. Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 được triển khai thực hiện trong 04 năm, từ 2024 tới 2027 trên địa bàn 10 xã thuộc các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) và Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị).