Liên tiếp xảy ra 3 trận động đất ở Quảng Nam, Kon Tum, người dân cảm nhận rung lắc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hai tỉnh Quảng Nam và KonTum vừa xảy ra 3 trận động đất liên tiếp, người dân cảm nhận rung lắc rõ rệt.

Ngày 4/12, Viện Vật lý địa cầu phát đi thông báo về 3 trận động đất xảy ra tại hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum vào đêm hôm qua (3/12).

Theo đó, trận động đất vào tiên xảy ra vào lúc 21 giờ 52 phút ngày 3/12, một trận động đất có độ lớn 2,5 xảy ra tại vị trí 14.969 độ vĩ Bắc, 108.137 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Trận động đất xảy ra tại khu vực huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Đến lúc 22 giờ 33 phút, một trận động đất có độ lớn 2,6 xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.932 độ vĩ Bắc, 108.156 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, Kon Tum.

Bản đồ chấn tâm trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bản đồ chấn tâm trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Trước đó, lúc 21 giờ 15 phút, Viện Vật lý địa cầu cũng ghi nhận một trận động đất có độ lớn 3,8 với độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Chị Nguyễn Thị Kim Tân (ở xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, đêm hôm qua (3/12), trong lúc nằm ngủ, chị và người thân cảm nhận được 2 đợt rung lắc rất rõ rệt.

“Hai đợt rung lắc cách nhau khoảng 1 tiếng, rung lắc mạnh khiến mấy chị em đang nằm ngủ giật mình, bỏ chạy ra ngoài. May mắn không có gì nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi có một phen hú vía”, chị Tân chia sẻ.

Nhiều tảng đá lớn lăn xuống ngôi làng sau 2 trận động đất cường độ lớn xảy ra tại tỉnh Kon Tum vào chiều 30/11.

Nhiều tảng đá lớn lăn xuống ngôi làng sau 2 trận động đất cường độ lớn xảy ra tại tỉnh Kon Tum vào chiều 30/11.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, do ảnh hưởng của các trận động đất, tại làng Tu Hon (thôn 3, xã Trà Don, huyện Nam Trà My) xảy ra tình trạng sạt lở khiến nhiều tảng đá lớn trên núi lăn xuống làng, chỉ còn cách nhà người dân khoảng 30-50m.

Trước đó, chiều tối 30/11, tại huyện Kon Plông liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Nhiều người dân trên địa bàn huyện Nam Trà My cho biết, họ cảm nhận rõ rệt 3/4 đợt rung chấn, nhất là 2 trận động đất đầu tiên khiến họ phải chạy ra khỏi nhà.

Đọc thêm

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Ở giai đoạn 1 của dự án, 1.550 hộ gia đình đã có thể tiếp cận được biển báo Hệ thống cảnh báo sớm được trang bị tại các cộng đồng. (Ảnh: Plan)
(PLVN) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 từ năm 2024 đến 2027. Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 được triển khai thực hiện trong 04 năm, từ 2024 tới 2027 trên địa bàn 10 xã thuộc các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) và Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị).

Người trẻ bền bỉ “gieo mầm” tình yêu môi trường đến xã hội

Các bạn trẻ cùng nhau thu gom, tái chế đồ cũ. (Ảnh trong bài: Striped Project)
(PLVN) - Striped Project là dự án về môi trường và cộng đồng được thành lập vào tháng 6/2015 bởi nhóm học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, với mục đích để khắc phục một phần tình trạng sử dụng giấy và các tài nguyên gỗ một cách lãng phí. Đến nay, các em đã bền bỉ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp sâu sắc về bảo vệ môi trường đến các cộng đồng trong xã hội.

Đổi mới sáng tạo trong truyền thông để bảo vệ động vật hoang dã

Rất đông người trẻ quan tâm đến sáng kiến “Trung tâm Thiên nhiên lưu động” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ ĐVHD. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, đặc biệt các loài quý hiếm đang ở mức báo động, bất chấp nỗ lực truyền thông không ngừng của các nhà bảo tồn. Dù đối mặt với vô vàn thách thức, khó khăn về nguồn lực, các sáng kiến bảo tồn vẫn tiếp tục được triển khai nhằm giảm thiểu vấn nạn này.

Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên

Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên
(PLVN) -  Rạn san hô, “lá phổi xanh” dưới lòng đại dương, đang chịu tổn thương nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và tác động của con người. Tại Cát Bà, cơn bão Yagi vừa qua đã nhấn mạnh thách thức trong công tác bảo tồn san hô. Với sự đồng hành của Tập đoàn TH cùng chính quyền, nhà bảo tồn, tổ chức và cộng đồng, câu chuyện bảo vệ rạn san hô trở thành nguồn cảm hứng về một trách nhiệm chung, góp phần xây dựng một đại dương xanh, bền vững cho các thế hệ tương lai.