Sắp thêm lực lượng hỗ trợ ngư dân Việt "bám biển"

Ông Lưu Văn Huy - Chánh Thanh tra Tổng cục Thủy sản cho biết: Kiểm ngư là lực lượng dân sự, được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và sẽ hiện diện trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam để hỗ trợ ngư dân bám biển, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

Cục Kiểm ngư được lập, với 4 cơ quan vùng đặt tại 4 tỉnh, thành phố trọng điểm.

Ông Lưu Văn Huy - Chánh Thanh tra Tổng cục Thủy sản cho biết: Kiểm ngư là lực lượng dân sự, được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị và sẽ hiện diện trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam để hỗ trợ ngư dân bám biển, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

Ông Lưu Văn Huy
Ông Lưu Văn Huy

Sau hơn một năm chuẩn bị, Đề án Xây dựng lực lượng Kiểm ngư đã  hoàn thành. Dự kiến, khoảng từ 5-7/5/2012, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát sẽ thừa ủy quyền Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đề án này. Đây là vấn đề quan trọng bởi trong bối cảnh ngư dân Việt Nam liên tiếp bị bắt giữ khi đang khai thác, đánh bắt trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, thì Kiểm ngư ra đời, có mặt trên biển sẽ giúp ngư dân yên tân bám biển, sản xuất. Về cơ cấu, tổ chức của lực lượng này, ông Huy biết:

Lúc đầu có 2 phương án. Thứ nhất, sẽ thành lập cơ quan này cả ở Trung ương và địa phương; thứ hai là chỉ có ở Trung ương bởi việc đầu tư cho lực lượng này khá tốn kém. Phương án được lựa chọn hiện nay là trước mặt sẽ thành lập ở Trung ương một cơ quan gọi là Cục Kiểm ngư để quản lý những vùng biển xa. Dưới Cục này sẽ có 4 cơ quan vùng đặt tại các địa bàn trọng điểm về khai thác, đánh bắt thủy sản: Hải Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Kiên Giang.

Quá trình khảo sát tại 28/63 tỉnh, thành cho thấy, các địa phương cũng nhất trí cao về việc, trong tương lai cần lập Chi cục Kiểm ngư thuộc các Sở NN&PTNT hoặc Phòng Kiểm ngư thuộc các Chi cục Thủy sản bởi nguồn lợi thủy sản không chỉ có ở biển mà còn có ở các sông hồ thuộc các tỉnh như Hòa Bình, Đắc Lắc....

- Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Kiểm ngư là gì, thưa ông?

- Kiểm ngư là lực lượng dân sự hiện diện trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt nam để kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá như: vùng khai thác, tuyến khai thác, nghề khai thác, mùa vụ khai thác; kiểm soát việc dùng chất nổ, xung điện khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi… để kịp thời xử lý, bảo vệ sự phát triển bền vững của tài nguyên biển.

Ngoài ra, Kiểm ngư đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngư dân của ta tổ chức sản xuất trên biển, tạo điểm tựa về mặt tinh thần để họ yên tâm và không lẻ loi khi ra khơi dù một số địa phương, ngư dân đã có các tổ, hội sản xuất trên biển để bảo vệ nhau.

- Làm nhiệm vụ trên biển hiện có Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển. Công tác tối hợp giữa Kiểm ngư với 3 lực lượng trên dự kiến sẽ như thế nào?

- Như đã nêu, Kiểm ngư chỉ là lực lượng dân sự chuyên trách. Ba lực lượng nói trên do Bộ Quốc phòng quản lý. Chắc chắn sau khi Kiểm ngư ra đời, giữa 4 lực lượng sẽ có một Quy chế phối hợp công tác cụ thể. Tối lấy ví dụ khi phát hiện có hành vi vi phạm trên biển, các lực lượng trên sẽ bắt giữ, lai dắt sau đó giao cho Kiểm ngư ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Kiểm ngư ra đời sẽ là điểm tựa cho ngư dân trên biển
Kiểm ngư ra đời sẽ là điểm tựa cho ngư dân trên biển

- Bao giờ, Việt Nam chính thức có lực lượng Kiểm ngư, thưa ông?

- Sau khi Bộ NN&PTNT trình và bảo vệ Đề án này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công việc tiếp theo là phải xây dựng một Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng này. Dự kiến, cuối năm 2012 đầu 2013, lực lượng Kiểm ngư của Việt Nam sẽ chính thức ra đời và sẽ góp một phần quan trọng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

- Cảm ơn ông!

Ngày 3/3, dù hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng 2 tàu QNg-66074TS, QNg-66101TS và 21 ngư dân vẫn bị phía Trung Quốc bắt giữ và đòi nộp tiền chuộc (70.000 nhân dân tệ/tàu).

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay ,vô điều kiện ngư dân và tàu cá; chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam. Mãi tới chiều 20/4, phía Trung Quốc mới thả 21 ngư dân cùng tàu cá QNg-66074TS và hiện vẫn còn giữ tàu cá QNg-66101TS.

Tuấn Anh (thực hiện)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.