Sắp diễn ra sự kiện 'Gặp gỡ Đà Nẵng 2024'

Sắp diễn ra sự kiện 'Gặp gỡ Đà Nẵng 2024'
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dự kiến sẽ có khoảng từ 300 - 400 đại biểu là khách mời trong và ngoài nước sẽ tham gia sự kiện "Gặp gỡ Đà Nẵng 2024" cùng với lãnh đạo thành phố này nhằm thông tin, chia sẻ và tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Nhằm quảng bá hình ảnh, thế mạnh và sự sẵn sàng của Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế; đồng thời đón đầu làn sóng đầu tư trong các lĩnh vực trọng điểm mới như các ngành công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, công nghệ tài chính, với phương châm hướng đến Hợp tác bền vững vì sự phát triển và thịnh vượng, UBND TP Đà Nẵng sẽ tổ chức sự kiện "Gặp gỡ Đà Nẵng 2024" vào ngày 26/1.

"Gặp gỡ Đà Nẵng 2024" là Diễn đàn để thành phố sông Hàn giới thiệu các định hướng chính sách hội nhập và ưu tiên phát triển trong thời gian đến, là cơ hội đối thoại để các đối tác chia sẻ góc nhìn đa chiều từ chính quyền, doanh nghiệp, các nhà ngoại giao và khách mời quốc tế về sự sẵn sàng của thành phố cũng như kỳ vọng của các đối tác đối với thành phố trong thời gian đến. Đây cũng là sự kiện mở đầu năm 2024, hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội kết nối mới giữa Đà Nẵng và các đối tác.

Sự kiện dự kiến thu hút 300 - 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự gồm đại diện lãnh đạo Chính phủ, đại diện lãnh đạo các bộ ngành liên quan: Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ; cơ quan đại diện một số nước tại Việt Nam: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh, Hà Lan, Phần Lan, Singapore; các tổ chức quốc tế, cơ quan hợp tác quốc tế các nước tại Việt Nam: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID); một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài; một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp do kiều bào đầu tư tại Việt Nam;...

Trong chuỗi các hoạt động của sự kiện, sáng 26/1 sẽ diễn ra Lễ Công bố Quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng, và Tọa đàm về xây dựng chính sách phát triển lĩnh vực thiết kế vi mạch của thành phố Đà Nẵng.

Ngoài ra, các đại biểu tham dự sự kiện được bố trí thăm và khảo sát thực tế khu công nghệ cao, Cảng Liên Chiểu, Khu công nghệ thông tin tập trung, Công viên phần mềm và một số cơ sở văn hóa – xã hội của Đà Nẵng.

Chiều cùng ngày, bên cạnh phiên toàn thể, các đại biểu sẽ tham dự 2 phiên chuyên đề về "Khơi thông nguồn lực hợp tác quốc tế thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội" và "Đà Nẵng sẵn sàng đón làn sóng mới!".

Đặc biệt, tại hội nghị sẽ diễn ra Lễ ký kết bản ghi nhớ giữa UBND TP Đà Nẵng và các cơ quan chức năng của thành phố với các tổ chức quốc tế (ADB, USAID) và các doanh nghiệp lớn (Tập đoàn Synopsys Interntional Limited, Tập đoàn Intel); trao Giấy chấp thuận chủ trương đầu tư cho công ty KP Aero (Hàn Quốc) với dự án về hàng không vũ trụ trị giá 20 triệu USD; Lễ trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhằm tri ân các cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.

Tin cùng chuyên mục

Việc giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn sẽ được thực hiện trong thời gian tới. (Ảnh: TCTTTT)

Chưa thể bỏ room tín dụng

(PLVN) -  Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao cho các tổ chức tín dụng hàng năm để giảm thiểu rủi ro cho hệ thống tài chính. Cách thức quản lý này sẽ tiếp tục được NHNN thực hiện trong bối cảnh hiện nay, dù đã có nhiều ý kiến cho rằng cần phải bỏ để các ngân hàng chủ động hơn.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.