Sáng nay, trao tặng Huân chương cho người lái tàu dũng cảm

 Sáng nay (16/11), anh Trương Xuân Thức - người lái tàu dũng cảm - được trao tặng Huân chương Dũng cảm của Chủ tịch Nước. Trước ngày nhận Huân chương, anh cùng gia đình đã dành cho PLVN những lời sẻ chia về cuộc đời người lái tàu  “đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay”. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng không vì thế mà họ bớt đi lòng yêu nghề...

Sáng nay (16/11), anh Trương Xuân Thức - người lái tàu dũng cảm - được trao tặng Huân chương Dũng cảm của Chủ tịch Nước. Trước ngày nhận Huân chương, anh cùng gia đình đã dành cho PLVN những lời sẻ chia về cuộc đời người lái tàu  “đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay”. Dẫu vất vả, khó khăn nhưng không vì thế mà họ bớt đi lòng yêu nghề...

“Chị không bao giờ trách anh đâu”

Hành động xả thân cứu đoàn tàu Thống Nhất cùng tính mạng của hơn 300 hành khách ngày 6/8/2010 tại cung đường xã Tiên Tân (Duy Tiên, Hà Nam) đã lấy đi của người lái tàu dũng cảm Trương Xuân Thức một phần ba cánh tay trái, cơ đùi của anh cũng bị dập nát cùng gót chân phải bị vỡ.

Gia đình nhỏ của người lái tàu Trương Xuân Thức
Gia đình nhỏ của người lái tàu Trương Xuân Thức

Ba tháng đã trôi qua, vết thương ở mắt cá và gót chân anh Thức đang dần khỏi, vết khoét ở đùi đã đầy; tuy nhiên cánh tay trái, nơi bị cắt, vẫn sưng đau và thi thoảng lại giật, nhói như kim châm. Những hôm trái gió trở trời, các vết thương trên người lại được dịp hành hạ anh, thậm chí có ngày đau quá, anh còn không thể đi lại trong nhà.

Từ ngày chồng bị nạn, chị Lê Thị Kim Thoa - người phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn, gương mặt bẽn lẽn hiền lành - đã trở thành đàn ông trong gia đình nhỏ ba người ấy, phần vì thương chồng, phần vì anh vẫn đang yếu và chưa quen với cánh tay bị mất của mình. Chị tắm rửa, chăm sóc anh không phút nặng lòng, dù rằng trong sâu thẳm vẫn đôi lúc nhói lên những câu hỏi về tương lai của gia đình khi anh không thể quay lại với công việc cũ nữa trong khi đồng lương tạp vụ quét dọn của chị tại Cục Phục vụ ngoại giao đoàn khó lòng có thể cáng đáng nổi việc chi tiêu cũng như học phí của cô con gái duy nhất đang theo học cao đẳng.

“Nhưng chị không bao giờ trách anh đâu em ạ, vì chị hiểu con người, suy nghĩ của anh ấy. Chắc chắn anh ấy sẽ hành động như thế ” - chị nói, còn đôi mắt âu yếm hướng về phía người chồng.

“Nghĩ mà thương vợ ứa nước mắt”

Nhớ lại ngày cách đây 3 tháng, chị Thoa đã gần như chết ngất khi nghe tin chồng bị nạn. Mấy ngày đầu nằm viện, thấy chồng ú ớ không nói được, nhăn mặt vì vết thương hành hạ, anh em và các cháu vào thăm không nhận ra, không nhớ nổi tên, biết bao nhiêu giọt nước mắt của chị đã âm thầm nhỏ trên người, trên cánh tay trắng xóa bông băng của chồng...

“Tôi chưa biết mình có thể làm gì với cánh tay cụt thế này, chắc là rồi sẽ khó lắm đây”
“Tôi chưa biết mình có thể làm gì với cánh tay cụt thế này, chắc là rồi sẽ khó lắm đây”

“Nhìn vợ ngày ngày cặm cụi đi làm, tối về bao công việc nhà nay lại thêm cả chuyện chăm sóc và tắm rửa cho chồng nữa. Tôi nghĩ mà xót vợ quá” - người đàn ông đã không hề nghĩ suy khi xả thân cứu người nay trăn trở trước tấm lòng của vợ như thế.

“Rời quân ngũ, tôi đi học lái tàu, rồi về học tiếp, thi lên phụ bậc 1 rồi phụ bậc 2. 22 năm công tác trong ngành đường sắt, tôi đi suốt, công việc trong nhà trông mong vào vợ là chính. Hai vợ chồng chỉ có một cô con gái cũng chỉ vì công việc lái tàu của tôi quá bận, gia đình nội - ngoại lại xa không ai giúp đỡ nên không dám đẻ. Bây giờ xảy ra sự thế này, nhà lại neo người, nghĩ mà thương vợ, xót con” - anh Thức tâm sự.

Mất cánh tay, anh Thức không thể trở lại công việc ở buồng lái được nữa. Biết rằng cơ quan, đồng nghiệp rất quan tâm và sẽ tạo điều kiện sắp xếp một công việc phù hợp cho mình nhưng anh cũng không tránh khỏi phút tủi lòng: “Tôi chưa biết mình có thể làm gì với cánh tay cụt thế này, chắc là rồi sẽ khó lắm đây...”. Anh còn có nguyện vọng đến tận nơi thăm gia đình ông Nguyễn Quang Đại ở thôn xã Tiên Tân, Duy Tiên Hà Nam, người đã không ngại nguy hiểm cứu anh ra khỏi buồng lái, nhưng sức khỏe chưa cho phép.

Tâm sự người lái tàu

Khi nghe hỏi đến những công việc của người lái tàu, nét mặt anh Trương Xuân Thức đã thoáng trở lại những nét vui của một người yêu nghề. Anh cho biết, trong suốt hơn hai chục năm lái tàu, anh đã đi không sót một cung đường nào ở phía Bắc, từ cung đường Yên Bái - Lào Cai có cảnh đẹp mê hồn nhưng cũng đầy nguy hiểm cho tới những cung đường chạy qua phố thị luôn đầy rẫy những tai nạn rình rập bởi các đường cắt dân sinh dày đặc.

Tôi không bao giờ ân hận

Biết tin sẽ được Chủ tịch Nước trao Huân chương Dũng cảm - chiếc Huân chương Dũng cảm đầu tiên trong thời bình của ngành đường sắt -  anh Thức cảm động nghẹn ngào: “Việc tôi làm là nghĩa vụ của một người lái tàu. Tôi không bao giờ ân hận việc mình làm, vì làm nghề gì cũng phải có lương tâm. Nhưng được mọi người dành sự quan tâm thế này, tôi hạnh phúc quá...”.

“Làm nghề này mới thấy dân mình liều lĩnh và xem thường tính mạng bản thân lắm. Rõ ràng thấy đoàn tàu to tướng hú còi, nhả khói đang lao tới mà họ vẫn cố vượt qua. Có nhanh chỉ được một người, một phút, nhưng tai nạn xảy ra thì chậm cả đời hàng trăm con người. Nhưng nào có ai chịu hiểu” - anh Thức nói.

Vụ tai nạn ngày 6/8 đã lấy đi một phần cơ thể của người lái tàu Trương Xuân Thức cũng xuất phát từ một kiểu tình huống “nào có ai chịu hiểu” như thế, khi chiếc xe ben cố băng sang đường sắt trước mũi đoàn tàu chưa đầy 100m.

Cả cuộc đời lái tàu của mình, anh Thức đã chứng kiến rất nhiều kiểu hành xử vô ý thức của người dân với đoàn tàu như ném đá, đổ cát, vật liệu xây dựng, phế thải sát đường ray, cố vượt qua barie khi đoàn tàu đã sắp lao qua... “Những lúc ấy, giới lái tàu chúng tôi căng thẳng lắm, nhiều lúc giữa mùa đông mà mồ hôi toát ra ướt lưng áo” - anh cho biết.

Theo “tổng kết” của anh, cung đường tàu nguy hiểm nhất lại chính là... cung đường trong lòng Thủ đô (!), bán kính khoảng 50km từ ga Hà Nội đến gần Phủ Lý với vô cùng nhiều đường dân sinh, còn người dân thì vô ý thức qua lại không đếm xỉa gì đến sự hiện diện của đoàn tàu.

Đã thế, cuộc cạnh tranh trong ngành vận tải thông dẫn đến việc rút ngắn giờ, tăng chuyến cũng là áp lực không nhỏ đối với người lái. Thế nhưng, trong hơn 20 năm lái tàu, dù đã nhiều lần phải dùng phanh hãm phi thường, nhưng lái tàu Trương Xuân Thức chưa để xảy ra vụ tai nạn nào. Đây là vụ tai nạn đầu tiên và cũng là cuối cùng trong đời cầm lái của anh...

Xuân Hoa

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.