“Săn” mật giữa rừng U Minh Hạ

 “Săn” mật giữa rừng U Minh Hạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ăn ong non chấm mật, “thứ mật màu vàng cam, trong vắt, ngọt nhẹ, đặc biệt thơm ngát hương hoa tràm” - Lời giới thiệu nghe đã “chảy nước miếng” ấy khiến tôi quyết định theo chân thợ “săn” ong rừng U Minh Hạ.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ có diện tích hơn 8.000ha với nhiều loài động thực vật phong phú và đa dạng. Đặc biệt là cây tràm, loài cây phổ biến của rừng không những có hoa thơm ngát mà còn sinh ra nguồn mật dồi dào thu hút loài ong về hút mật và xây tổ. Với điều kiện lý tưởng đó dần dần hình thành nên nhiều tổ ong tự nhiên ở rừng U Minh Hạ.

Hơn 20 năm “làm nhà” cho ong

Anh Hoàng chở xuồng máy đưa tôi len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của khu rừng tràm.

Anh Hoàng chở xuồng máy đưa tôi len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của khu rừng tràm.

Hai thợ ong đồng ý cho tôi bám chân là anh Phạm Duy Khanh - chủ khu du lịch sinh thái cộng đồng Mười Ngọt ở ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) và anh Huỳnh Vũ Hoàng (39 tuổi, ngụ cùng xã), người đã có 25 năm gắn bó với rừng U Minh, cha truyền con nối ở “vùng đất cuối trời”.

Anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ để bảo hộ, tránh trường hợp bị ong tấn công.

Anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ để bảo hộ, tránh trường hợp bị ong tấn công.

Để chuẩn bị cho chuyến “săn” mật, anh Khanh và anh Hoàng mang theo dao, bó đuốc và đội mũ lưới xuống tận cổ. Sau đó, anh Hoàng chạy xuồng máy đưa tôi len qua thảm bèo dày đặc, đi giữa ngút ngàn lau sậy bung cờ trắng xóa, tiến vào vùng xanh thăm thẳm của khu rừng tràm rộng tới 100ha, nơi có khoảng 1.000 kèo ong.

Anh Khanh cho biết:“Trước mùa hoa tràm nở, người thợ gác kèo ong bằng kinh nghiệm sẽ làm kèo gác, đón đúng hướng thì ong cứ về làm tổ và cho những dòng mật ngọt ngào. Cứ như vậy, quanh năm, người U Minh cần mẫn vào rừng thu hoạch”.

Khi đến gần tổ ong, anh Khanh và anh Hoàng khẽ đưa đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi thổi qua lại, khói toả ra nhưng không gây ngạt, vài con ong bắt đầu bay ra khỏi tổ.

Khi đến gần tổ ong, anh Khanh và anh Hoàng khẽ đưa đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi thổi qua lại, khói toả ra nhưng không gây ngạt, vài con ong bắt đầu bay ra khỏi tổ.

Khi đến gần tổ ong dài cả mét, anh Hoàng khẽ đưa đuốc cuốn bằng xơ dừa rồi thổi và quơ qua lại, khói toả ra nhưng không gây ngạt, vài con ong bắt đầu bay ra khỏi tổ. Vừa làm, anh vừa nói,“săn”ong đi vào sáng sớm là tốt nhất vì còn sương đọng trên lá, an toàn về phòng cháy, chữa cháy và buổi sáng ong chưa hoạt động nhiều. Chỉ mất vài phút, anh Hoàng cùng anh Khanh lấy con dao cắt từng miếng tổ ong xuống. Mật ong đặc quánh, vàng óng, toả hương thơm ngào ngạt. “Làm nghề này mà bị ong đánh là chuyện thường. Năm 15 tuổi, tôi đã theo cha đi “săn” ong và không ít lần bị ong đánh nên cũng sợ lắm…” - anh Hoàng vui vẻ kể.

Chỉ mất vài phút, anh Khanh và anh Hoàng lấy con dao cắt từng miếng ong xuống. Lúc này, mật ong đặc quánh, vàng óng, toả hương thơm ngào ngạt.

Chỉ mất vài phút, anh Khanh và anh Hoàng lấy con dao cắt từng miếng ong xuống. Lúc này, mật ong đặc quánh, vàng óng, toả hương thơm ngào ngạt.

Gác kèo ong là một nghệ thuật và người thợ phải vận dụng tất cả kinh nghiệm, kỹ năng để đẽo gọt cây kèo và chọn vị thế hợp lý (còn gọi là trảng) sao cho thu hút đàn ong về xây tổ. Đối với nghề gác kèo ong, việc chọn trảng là vô cùng quan trọng. Kèo ong có thể được làm từ cây cau, cây bình bát… nhưng anh Hoàng thường chọn cây bình bát, do cây nhanh khô, vỏ cây ít mủ nên tỷ lệ gác kèo thường đạt 40 – 50% so với các cây khác. Nơi chọn trảng để gác kèo ong phải rộng, thoáng và phải có ánh nắng len lỏi vào thân kèo. Ngoài ra, cây kèo không bị ẩm mốc. Vị trí đặt kèo trụ cao nhất cao khoảng 2,6m và trụ thấp nhất khoảng 1,4m (hướng kèo gác phải dóc) để có tỷ lệ mật được nhiều hơn, nếu gác kèo ngang thì mật đạt không cao. Thời gian ong xây tổ đến thời điểm thu hoạch khoảng 15- 20 ngày.

Từ tháng 11 âm lịch kéo dài tới tháng 3 âm lịch là mùa “săn” ong chính trong năm. Trung bình, mỗi tổ ong cho khoảng 3-5 lít, tổ to thì tới hơn 10 lít mật.

Gác kèo ong - “nghề cha truyền con nối”

Thợ “săn ong” chuyên nghiệp họ không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong (tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ) để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi.

Thợ “săn ong” chuyên nghiệp họ không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong (tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ) để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi.

Những người “săn” ong chuyên nghiệp “thợ” không lấy hết phần tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tổ ong tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi. “Tổ ong sau khi được thu hoạch mang về có thể chế biến thành nhiều món ăn như: ong non nấu cháo, chiên bột, làm gỏi, mắm ong,.... Đặc biệt phấn ong có công dụng phục hồi sức khỏe rất có tác dụng cho người già, người suy nhược cơ thể. Sáp ong là phần xác tổ ong sau khi đã vắt sạch mật, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất đèn cầy, đèn thắp sáng…” - anh Hoàng chia sẻ.

Ong non còn dùng chế biến các món ăn: lăn bột chiên, gỏi ong…

Ong non còn dùng chế biến các món ăn: lăn bột chiên, gỏi ong…

Nghề gác kèo ong ở U Minh con nối nên không phải ai làm người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ “nghệ nhân” lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Anh Trần Công Hoàng (du khách đến từ Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), theo tôi “săn” ong chia sẻ: “Lần đầu tôi tận mắt chứng kiến quy trình lấy mật ong, thưởng thức ngay tại chỗ giữa không gian mênh mông rừng tràm cảm giác rất khác lạ, rất đặc biệt. Tôi nghĩ những hoạt động này sẽ rất cuốn hút với những người đam mê khám phá tìm hiểu về vùng đất con người Cà Mau”.

Mật ong rừng U Minh Hạ là đặc sản Cà Mau, nổi tiếng với chất lượng khó nơi nào sánh được.

Mật ong rừng U Minh Hạ là đặc sản Cà Mau, nổi tiếng với chất lượng khó nơi nào sánh được.

Những người đi theo “săn ong” sẽ tận mắt nhìn cách khai thác mật ong rừng thiên nhiên, được nếm những giọt mật thơm lừng do chính tay mình vắt từ tổ ong mùi thơm đặc trưng của mật ong thiên nhiên và vị ngọt thanh trên đầu lưỡi, quả là có một sức hấp dẫn nhất là khi được thưởng thức ngay trong rừng.

Bảo tồn và phát huy giá trị của nghề gác kèo ong

Ông Trần Hiếu Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nghề gác kèo ong là một trong những nghề rất đặc biệt được truyền từ đời này, sang đời khác và là một trong những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng rừng tràm U Minh Hạ. Nghề gác kèo ong đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4613/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019. Để tiếp tục phát huy di sản đó, Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau tổ chức các lớp tập huấn, truyền nghề, học tập trao đổi kinh nghiệm để góp phần duy trì và phát huy nghề truyền thống của người dân nơi đây. Đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vùng đất và con người U Minh đến với du khách trong và ngoài nước về sản phẩm du lịch trải nghiệm đi “săn” độc đáo của rừng U Minh Hạ”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.