Sai lầm cay đắng của CIA

William Colby người đưa ra các chương trình biệt kích, gián điệp của CIA thả vào miền Bắc Việt Nam.
William Colby người đưa ra các chương trình biệt kích, gián điệp của CIA thả vào miền Bắc Việt Nam.
(PLO) -Trong khi vui mừng về kế hoạch thả biệt kích xâm nhập, thực hiện mục đích chống phá miền Bắc Việt Nam của Nhà Trắng chưa được bao lâu thì CIA đã vấp phải một số thất bại. Tất cả được ghi lại đầy đủ trong cuốn “Cuộc chiến tranh bí mật chống Hà Nội” của tác giả Richard H.Shultz.

Năm 1962, chương trình hoạt động ngầm của CIA chống Bắc Việt Nam do Colby, Trưởng phòng Viễn Đông thuộc Cục kế hoạch đưa ra ý tưởng trước đó và được Tổng thống Kenedy phê duyệt có nguy cơ thất bại. CIA bắt đầu tính đến một kế hoạch khác thay thế.

Cay đắng vì sai lầm

Trước đó, Colby giải thích, mục đích của chương trình bí mật là "làm tăng tình hình mất an ninh ở Bắc Việt Nam tương xứng với tình hình mất an ninh họ tạo ra ở miền Nam."

Tuy nhiên, như Colby sau này cho biết, chương trình hoạt động ngầm trong hai năm 1961-1963 rất khiêm tốn, chỉ giới hạn ở "các toán gián điệp xâm nhập vào miền Bắc" với nhiệm vụ thu thập tình báo. Sang năm 1962, họ chuyển sang nhiệm vụ phá hoại và quấy rối. Vào năm sau, các toán gián điệp được giao nhiệm vụ tiến hành chiến tranh tâm lý. 

Ấy nhưng, trong hơn 30 toán gián điệp và các điệp viên đơn tuyến được cử xâm nhập miền Bắc qua đường biển, đường không và đường bộ trong giai đoạn 1961-1963 thì chỉ còn bốn toán và một điệp viên được coi là còn hoạt động ở miền Bắc. Số còn lại đã chết, đang ở trong nhà tù, hoặc hoạt động dưới sự kiểm soát của đối phương. 

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố của CIA ở Bắc Việt Nam nhưng tựu chung lại đó là do CIA nóng vội, chủ quan, đã tuyển chọn lực lượng làm gián điệp, biệt kích và huấn luyện không kỹ càng.

Các toán được xâm nhập rải rác khắp miền Bắc mà không tập trung vào một vùng nhất định sau đó mới mở rộng. Những chuyến xâm nhập này được "thả tù mù”, hơn nữa, CIA không có mạng lưới tình báo ở miền Bắc nên không thể làm gì hơn được.

Chưa hết, để vớt vát những thành công nào đó, ngoài các toán gián điệp, Trung tâm CIA ở Sài Gòn còn thực hiện một số hoạt động quy mô nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Việt Nam, nhưng cũng không thu được kết quả. 

Sau những thất bại này, vào cuối năm 1962, Colby đã vạch kế hoạch chuyển trọng tâm hoạt động ngầm chống lại miền Bắc của CIA sang hoạt động chiến tranh tâm lý mà đến thời điểm đó vẫn bị coi nhẹ.

Ông ta từng kết luận, "hoạt động gián điệp không hiệu quả. Lập luận của tôi là nếu chúng ta dành nỗ lực đúng mức vào hoạt động chiến tranh tâm lý bao gồm đài phát thanh và những thứ tương tự, bạn có thể tạo ra tác động vì những người cộng sản thường rất nhạy cảm với mối nguy hiểm của sự chống đối và nếu bạn tạo cho họ có ấn tượng rằng có một nhóm đối lập trong hàng ngũ của họ, thì điều đó sẽ làm cho họ phát điên”.

Herb Weisshart được cử đến Sài Gòn để lãnh đạo hoạt động chiến tranh tâm lý. Ông ta đã từng thực hiện các hoạt động tương tự đối với các mục tiêu khác. "Hầu như mọi thứ chúng ta làm chống lại miền Bắc đều đã thực hiện ở đâu đó”. Khi đến Sài Gòn, Weisshart thấy rằng "chưa hề có một hoạt động chiến tranh tâm lý nào, họ giao cho tôi làm kế hoạch".

Kế hoạch này bao gồm "tăng cường thả truyền đơn, các chương trình phát thanh" và tạo ra một phong trào chống đối giả có tên "Gươm thiêng ái quốc" của Liên đoàn những người yêu nước. Theo Weisshart, mục đích của chương trình chiến tranh tâm lý là "xem chúng ta có thể làm được gì để buộc Bắc Việt Nam phải dành ra một phần nguồn lực và phải lo lắng về những gì chúng ta đang làm ở hậu phương của họ".

Như vậy, đến hết năm 1962, chương trình hoạt động ngầm của CIA chẳng thu được tý lợi lộc nào và cũng không thể đạt được những ý định của ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Kenedy. Cơ quan này lại tiếp tục chuẩn bị một kế hoạch hoạt động ngầm khác chống lại Bắc Việt Nam và gửi cho Tổng thống tháng 1/1963, nhưng Mac Bundy nghi ngờ khả năng thực hiện kế hoạch đó.

Bundy nói với Kenedy "không có đủ cơ sở để tin rằng việc thực hiện kế hoạch này sẽ không gặp phải những khó khăn mà CIA đã từng đối mặt tại các địa bàn bị từ chối".

Robert S. McNamara và tướng Maxwell D. Taylor gặp Kennedy sau chuyến đi thăm Nam Việt Nam năm 1963.
Robert S. McNamara và tướng Maxwell D. Taylor gặp Kennedy sau chuyến đi thăm Nam Việt Nam năm 1963.

Kế hoạch mới

Tháng 7/1962, McNamara tổ chức một cuộc họp tại Hawai với các quan chức của Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, CIA, Bộ Ngoại giao và MACV để xem xét việc quân đội tiếp nhận các hoạt động bán quân sự ở Việt Nam theo Chỉ thị 57 của Tổng thống Kenedy.

Tại cuộc họp, Tướng Harkin nói với McNamara một cách tin tưởng rằng "Chúng ta đang ở phía giành chiến thắng. Nếu các chương trình được tiếp tục, các hoạt động của Việt Cộng sẽ suy giảm". Để chứng minh, ông ta tóm tắt những tiến bộ thu được từ các chương trình ấp chiến lược, hoạt động của Quân đội Việt Nam cộng hòa, việc huấn luyện lực lượng phòng vệ dân sự và bảo an...

McNamara nhận xét sau bản báo cáo này rằng, "sáu tháng trước, hầu như chúng ta không có tin tức gì tích cực, từ đó đến nay chúng ta đã đạt được những tiến bộ to lớn". McNamara hỏi Harkin, còn bao lâu nữa thì "Việt Cộng bị tiêu hao đến mức chỉ còn là lực lượng không đáng kể".

Người đứng đầu MACV đã trả lời "dự kiến mất khoảng một năm sau khi quân đội Việt Nam cộng hòa đạt đến mức hoạt động tối đa và gây sức ép đối với Việt Cộng ở mọi nơi". Tuy nhiên McNamara tỏ ra thận trọng hơn Harkin, cho rằng cần phải mất khoảng ba năm để quân đội Việt Nam trở nên "hoạt động tối đa" và kết liễu Việt Cộng". 

Ngay sau cuộc họp này, tướng Max Taylor đã trình bày một bản báo cáo khi trở về từ Nam Việt Nam. Ông ta nhấn mạnh, "đã đạt nhiều tiến bộ kể từ chuyến thăm của tôi tháng 10/1961". Nói tóm lại, cả McNamara, Harkin, Taylor đều phấn khởi vì những tiến bộ ở Việt Nam vào năm 1962. Ấy nhưng, điều bất ngờ đã xảy ra và chứng minh, những tiến bộ ở Nam Việt Nam chỉ là giả tạo.

Ngay sau khi Báo cáo tình báo của CIA được đưa ra thì tình hình chính trị ở Nam Việt Nam trở nên hỗn loạn. Trước tiên là sự kiện viên phó tỉnh trưởng người Thiên Chúa giáo ra lệnh cho quân lính xả súng vào hai muơi nghìn Phật tử đang kỷ niệm ngày Phật đản ở Huế. Sự kiện Huế phơi bày một điểm yếu nữa của Chính phủ Sài Gòn lúc bấy giờ.

Trong khi ở miền Nam đa số dân chúng theo đạo Phật, phần lớn các vị trí chủ yếu trong bộ máy hành chính, quân sự và cơ quan cảnh sát lại là người công giáo. Tôn giáo trở thành con đường tiến thân, tạo ảnh hưởng chính trị và ngay cả Diệm cùng người thân trong gia đình cũng là những người theo đạo Thiên Chúa..

Phản ứng lại xu hướng thân công giáo, Phật tử hình thành tổ chức chính trị đối lập chống chính phủ Diệm vào cuối những năm 1950 và phát triển thành một phong trào chính trị quan trọng. Tại Huế đã diễn ra những cuộc biểu tình lớn với những vụ sư tự thiêu để phản đối hành động của chính phủ. Những hình ảnh nhà sư tự thiêu trên đường phố Sài Gòn đã làm cho Tổng thống Kenedy choáng váng. 

Trước nguy cơ đổ vỡ “bức tường” bù nhìn tại Nam Việt Nam, ảnh hưởng đến "tin vui" năm 1962, chính quyền Mỹ đã tìm cách giải quyết tình hình. Tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng tổ chức tại Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương ngày 6-5-1963, các nhà quân sự Lầu Năm Góc đã khẳng định, việc gia tăng hoạt động bí mật chống phá miền Bắc trở thành một nội dung chủ yếu. Họ quyết định gây sức ép đối với miền Bắc Việt Nam bằng một chiến lược mới, quy củ, bài bản và cũng đầu tư tốn kém.

Cuối tháng 5, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân chỉ thị cho Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương gia tăng hoạt động bí mật ở Bắc Việt Nam. Đô đốc Felt giao cho ban tham mưu vạch kế hoạch cho những hoạt động này. Ngày 17/6/1963, Bộ chỉ huy quân sự Thái Bình Dương đệ trình bản thảo kế hoạch hoạt động lên Hội đồng tham mưu trưởng liên quân.

Bản kế hoạch này đề xuất hàng loạt hoạt động ngầm sẽ được thực hiện để chống lại miền Bắc Việt Nam nằm trong một kế hoạch tổng thể mang tên Kế hoạch 34A - được biết đến với tên tiếng Anh là OPLAN34A. Mục đích hoạt động này là buộc miền Bắc Việt Nam phải giảm bớt, và khi có thể, chấm dứt sự hỗ trợ đối với hoạt động bạo loạn ở miền Nam.

Thế nhưng, kế hoạch này đã không được Maxwell Taylor, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ lúc đó phê duyệt ngay. Ông ta đã giữ Kế hoạch OPLAN34A trong hai tháng liền nhưng cũng chẳng được lý giải một cách ngọn ngành với các giới chức Nhà Trắng sau này...

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.