Sách Tiếng Việt lớp 1 của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam: Sử dụng ngữ liệu cẩu thả, tùy tiện?

Nhiều nội dung trong bộ sách được cho là chưa phù hợp.
Nhiều nội dung trong bộ sách được cho là chưa phù hợp.
(PLVN) - Hiện nay, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều trước các bộ sách của Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam, trong đó có sách  tiếng Việt lớp 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”- Bộ sách được cho là quá nhiều “sạn” nhưng vẫn chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu sửa chữa, biên soạn lại.

Nhiều ngữ liệu phản cảm?  

Khá nhiều trang trong bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” “có vấn đề”, đơn cử, ở trang 115, bài “Cuộc thi tài năng trong rừng xanh” đã “nhồi” vào trí tưởng trượng non nớt của trẻ em một hình ảnh không có thật ngoài thiên nhiên: “Yểng nhoẻn miệng cười”.

Để minh họa cho “nụ cười duyên” của yểng, trang 117 còn yêu cầu học sinh viết chính tả câu văn với hình ảnh con yểng há to mỏ. Tra từ điển, có thể thấy “nhoẻn” là động từ, có nghĩa “cười hé miệng”. Nếu trẻ hiểu “nhoẻn miệng cười” là há to miệng (mỏ) và ghi nhớ mãi thì không hiểu như thế nào?

Bài đọc “Cuộc thi tài năng rừng xanh” nói trên cũng dày đặc những từ ngữ khó như: “ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng”, “chim công khiến khán giả say mê, chuếnh choáng”, “voọc xám với tiết mục đu cây điêu luyện” trầm trồ.... Ngoài ra, bài đọc còn được cho là sử dụng quá nhiều từ láy, thậm chí cả từ quá khó, chưa cần dạy cho trẻ ở lứa tuổi này (như  “niêm yết”…).

Bài tập 9 chiếm gần hết trang 113, cung cấp 10 thông tin, yêu cầu học sinh cho biết “thông tin nào phù hợp với hổ, thông tin nào phù hợp với mèo”. Như bài tập của sách, chắc học sinh phải trả lời: thông tin “sống trong rừng”, “hung dữ” phù hợp với hổ; còn thông tin “sống trong nhà”, “dễ thương, dễ gần”  phù hợp với con mèo. 

Nhưng chỉ sau đó 2 trang, ở bài “Cuộc thi tài năng rừng xanh”, sách đã mô tả “ca khúc ngoao ngoao của mèo rừng”. Đến đây, có lẽ cô giáo cũng không biết mình đã làm bài tập ở trang 113 đúng hay chưa nữa, bởi vì mèo cũng có loài sống trong rừng và chắc loài mèo đó không “dễ thương, dễ gần” chút nào. 

Trang 147 cũng có 1 bài tập giải ô chữ gần kín cả trang, dài hơn 100 chữ, ngang với một bài tập đọc. Nhiều phụ huynh mệt nhoài theo con học cũng vì lý do này. Hay bài tập 2 (giải ô chữ) ở trang 167 còn có những câu bí hiểm hơn, ví dụ: “Ai ai cũng có / Chẳng nặng là bao? Bạn ơi đi đâu / Nhớ mang theo nhé (Là gì?)” Không biết cái mà “Ai ai cũng có, chẳng nặng là bao, đi đâu cũng mang theo” này là cái gì, gợi người ta suy diễn ra cái gì?

Câu đố này, không hề có hình ảnh, chi tiết để trẻ em nhận dạng và liên tưởng đến vật dụng hay ngoài vật dụng nên mang theo mình thường xuyên. Ngữ liệu này cũng thể hiện sự cẩu thả, tùy tiện và gây khó cho giáo viên khi thực hiện bài học trên lớp.  

Mục giải câu đố, trang 79, tập 1 có ghi: “Con gì tên rõ là “cha”/Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa/Con gì quen vẻ già nua/ Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ”. Để hiểu được câu đố, theo logic này, trẻ em phải có sự liên tưởng con gì tên rõ là “cha”.

Ngay từ câu 1, đã thấy vô nghĩa và phản cảm: “Con (vật) gì”  có tên gọi  “cha” (bố)?  Bắt trẻ 6-7 tuổi phải buộc hiểu “con gì tên rõ là cha” và dùng con vật liên tưởng đến người cha thì liệu sau này, trẻ có suy diễn, liên tưởng đến những con vật xấu xí khác, rồi nói đó là cha, mẹ mình?   

Câu thứ hai tệ hơn nhiều: “Có chứa chữ số nhìn qua ngỡ rùa”. Câu này chẳng hề liên quan đến câu trên và “nửa toán nửa văn”. Toán thì có chạm đến “chứa chữ số”(?), còn văn thì lại là hình ảnh giả định “nhìn qua ngỡ rùa”. Hẳn học sinh hiểu được câu đố này phải có trường từ ngữ phong phú về loài rùa, ba ba.

Hai câu sau “Con gì quen vẻ già nua/ Bốn chân ngắn ngủn, thỏ thua chả ngờ”. Hai câu cuối thuyết minh giải nghĩa cho hai câu đầu nhưng việc bổ sung từ “già nua”, bật mí từ “ngắn ngủn”, kèm thêm từ “thỏ” được cho là khiên cưỡng và tắc tỵ vì có gợi mở kiểu này trẻ cũng không hiểu được. Trừ khi giáo viên “nói toạc” ra, “cha” ở đây không phải là người thân sinh, bố đẻ của các em, không phải là ba (má), mà là con ba ba, con rùa. 

Những câu đố này được cho là tối nghĩa, nghèo nàn về hình tượng, cẩu thả trong biên soạn. Với những ngữ liệu này, không hiểu vì sao, đến  giờ, bộ sách vẫn chưa được Bộ GD&ĐT yêu cầu sửa? 

Bộ sách chưa kết nối với cuộc sống? 

Vừa qua, trên báo chí, trên các trang mạng của giáo viên dạy sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” đã xuất hiện nhiều tiếng than của giáo viên vì sách nặng, khó dạy, ngữ liệu nhiều “sạn”, khó hiểu; nếu cho họ quyền tự điều chỉnh thời gian để dạy, họ cũng chịu, vì cấu trúc của sách rất nặng, không sửa được. 

Hãy nghe những câu giáo viên than thở như: “Như chúng tôi đây đã vào tuần 9 của năm học bước sang dạy vần có ngày hẳn 4 vần mà giờ vẫn đang rèn học sinh thuộc bảng chữ cái thử hỏi đòi chất lượng ở đâu?”; “Không chỉ bộ Tiếng Việt đâu ạ, sách toán của bộ “Kết nối” cũng rất khó.

Sách chỉ chú trọng chữ và hình ảnh nhiều. Khi vận dụng làm toán bằng con số, bé không làm được”; “Bộ Kết nối: Những hạt sạn, thiếu sự trong sáng, chưa khai thác kho tàng văn hóa Việt Nam”; “Câu văn thì ngang mà khó đọc hơn cả các lớp trên”; “Dạy tiết nào cũng khản cả tiếng. Đi làm mà cảm thấy kiệt sức”…. 

Xem ra, bộ sách này chưa “kết nối” với cuộc sống như tiêu chí đặt ra mà còn đưa thầy trò vào mê cung tắc tỵ, phản cảm. Đại biểu QH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) - Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, bà đã gửi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc, bên cạnh yêu cầu SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều chỉnh sửa, Bộ GD- ĐT đã có văn bản yêu cầu rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong 4 Bộ SGK lớp 1 còn lại hay chưa, vì theo bà tìm hiểu thì cả 4 bộ còn lại đều được dư luận, báo chí chỉ ra nhiều lỗi, trong đó có lỗi rất nghiêm trọng về Luật Sở hữu trí tuệ.

Thiết nghĩ, bộ sách cần phải được sửa chữa, biên soạn lại, càng sớm càng tốt, để con em chúng ta có được sự kết nối với cuộc sống theo đúng tiêu chí của bộ sách.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.