Rủi ro khi HĐQT Vinaconex được tăng quyền khiến cổ đông khởi kiện

Ông Đào Ngọc Thanh và ông Dương Văn Mậu trong cuộc gặp báo chí chiều 1/4
Ông Đào Ngọc Thanh và ông Dương Văn Mậu trong cuộc gặp báo chí chiều 1/4
(PLVN) - Chiều 1/4, Vinaconex đã gặp gỡ và thông tin bất thường đến báo chí và cổ đông của công ty liên quan đến vụ việc một số cổ đông lớn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT mới và việc Tòa án buộc công ty dừng thực hiện nghị quyết này. Lý do khiến các cổ đông khởi kiện công ty xuất phát từ việc HĐQT và Tổng giám đốc được nhóm cổ đông An Quý Hưng trao quyền quá lớn, tập trung quyền lực ở nhóm lợi ích, gây rủi ro cho công ty và các cổ đông khác.

Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai cổ đông nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết định đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định đến 15 tỷ đồng. Hiện nay, với việc Chủ tịch HĐQT được quyền quyết định mới 1.000 tỷ đồng thì chuyện tốt hay xấu chưa rõ nhưng Vinaconex đang còn khoảng trên 1000 tỷ đồng gửi tiết kiệm, chỉ cần Chủ tịch HĐQT “quyết” một lần là hết sạch ngân quỹ của Công ty.  

Sau khi nhóm cổ đông An Quý Hưng mua lại cổ phần của SCIC tại Vinaconex, nhóm cổ đông này nắm giữ 57,7% vốn điều lệ, đã yêu cầu SCIC thực hiện nghĩa vụ của bên chuyển nhượng vốn, giao lại quyền điều hành bằng việc tổ chức họp bất thường Đại hội đồng cổ đông, bầu lại toàn bộ 7 thành viên HĐQT và 5 thành viên Ban Kiểm soát. Đây là thông tin mà ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT (đã bị Tòa dừng chức vụ) khẳng định với báo chí.

Sau khi kiểm soát được HĐQT, với 5/7 thành viên là các cá nhân thuộc nhóm cổ đông mới An Quý Hưng, HĐQT đã được gia tăng quyền lực một cách nhanh chóng. Theo cách giải thích của ông Dương Văn Mậu, đây là cách để  tạo thuận lợi cho việc ra các quyết định đầu tư và nhanh chóng làm cho công ty nằm vào “top 3” các doanh nghiệp xây dựng.

Theo thông tin từ cổ đông của Công ty, Tổng giám đốc đã được quyền quyết định đến 500 tỷ đồng mà không cần thông quan HĐQT còn Chủ tịch HĐQT được quyết định đến cả nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, kế toán trưởng đều do các đại diện của An Quý Hưng nắm giữ.

Ông Đào Ngọc Thanh thanh minh với cổ đông và báo giới việc Vinaconex bị kiện và Nghị quyết bị Tòa án buộc dừng thực hiện
Ông Đào Ngọc Thanh thanh minh với cổ đông và báo giới việc Vinaconex bị kiện và Nghị quyết bị Tòa án buộc dừng thực hiện 

Với ưu thế tuyệt đối trong Đại hội đồng cổ đông HĐQT, Tổng Giám đốc, Ban kiểm soát và kế toán trưởng, có thể nói nhóm cổ đông An Quý Hưng kiểm soát tuyệt đối đối với Vinaconex. Với quyền lực cực lớn như những gì mà cổ đông An Phú Hưng trao cho Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc sẽ có rủi ro, có thể “nhấn chìm” công ty. 

Theo phản ánh của Công ty Star Invest trong công văn gửi tới SCIC, từ khi HĐQT mới được bầu ra, các thành viên do An Quý Hưng cử vào đã thông qua những quyết định phục vụ lợi ích nhóm cổ đông của mình.

Trong phiên họp đầu tiên ngày 21/1/2019 của HĐQT, các thành viên từ An Quý Hưng đã đề xuất sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT và Quy chế quản lý tài chính. Theo đó, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới cả ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ VND mà ko cần thông qua HĐQT.

Có nhiều kinh nghiệm trong quản trị, điều hành các doanh nghiệp chuẩn mực, các thành viên HĐQT còn lại đã nêu rõ khoảng 70 điểm chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, Điều lệ của Vinaconex và thực tiễn quản trị của công ty đại chúng niêm yết, đồng thời cảnh báo những rủi ro, nguy hiểm cho Tổng Công ty khi cho phép các cá nhân tự ý quyết định tới cả nghìn tỷ như vậy. Ngay trong các công ty lớn nhất trong nước hay quốc tế, mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh đều có cơ chế tổ chức, không bao giờ 1 cá nhân tự quyết định như kiểu An Quý Hưng đang đặt ra cho Vinaconex. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị bỏ qua.

Điều khiến các cổ đông của Vinaconex trở nên lo lắng hơn cả là các quyết định đầu tư của HĐQT được cổ đông lớn An Quý Hưng bật đèn xanh đã vi phạm quy định của Công ty và tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp này và rủi ro cho các cổ đông nhỏ hơn, như việc HĐQT tạm ứng cổ tức khoảng 442 tỷ đồng trong khi Công ty đang cần nguồn vốn để phát triển và phải vay ngân hàng 300 tỷ để trả khoản tiền tạm ứng cổ tức này; Quyết định sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua cổ phiếu quỹ lên tới hơn 1.137 tỷ VND, sau đã điều chỉnh xuống còn hơn 714 tỷ  đồng.

Về quyết định sử dụng hơn 714 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển để mua cổ phiếu quỹ - là hoạt động đầu tư chứng khoán, ông Dương Văn Mậu, Phó TGĐ Vinaconex đã giải thích đây là một quyết định đầu tư tài chính, bởi khi bỏ số tiền này ra để mua cổ phiếu với giá khoảng 28 nghìn đồng/cổ phiếu, Công ty kỳ vọng sẽ sớm bán được với giá 40 nghìn và đây là quyết định khôn ngoan hơn gửi tiền tiết kiệm. Song, tại cuộc gặp gỡ và thông tin bất thường với cổ đông và báo chí, ông Mậu không nêu lý do khiến ông lạc quan đến vậy cũng như trách nhiệm đối với các rủi ro nếu cổ phiếu của Vinaconex rớt giá xuống dưới giá mùa vào, và trường hợp khi cần vốn đầu tư phát triển mà không bán được cổ phiếu thì sao.

Bên cạnh đó, văn bản gửi SCIC của cổ đông Star Invest cũng cho rằng An Quý Hưng thực hiện kế hoạch “rút tiền” khẩn trương ra khỏi Vinaconex, sử dụng các biện pháp để hạn chế khả năng biết và tham gia các ý kiến của các cổ đông khác. Hàng loạt kế hoạch sử dụng vốn đã được thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên còn lại về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Chẳng hạn, quỹ đầu tư phát triển chỉ được dùng cho hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhưng lại được lãnh đạo Công ty sử dụng đầu tư chứng khoán là hoàn toàn trái với Quy chế tài chính của chính doanh nghiệp này.

“Với tư cách là một cổ đông lớn, chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích và ý nghĩa thật sự của những việc mà HĐQT đang làm. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty chẳng mấy chốc sẽ cạn kiệt và tương lai của Tổng Công ty, hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên sẽ đi về đâu”. Tâm tư này có lẽ chính là lý do mà các cổ đông đã đứng ra khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT và yêu cầu Tòa án dừng thực hiện nghị quyết mà cổ đông quan ngại về rủi ro cho Công ty.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn

Xử lý nghiêm tình trạng gian lận hóa đơn
(PLVN) - Bộ Tài chính khẳng định, quan điểm của ngành Thuế là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, mua bán hóa đơn, chủ động phối hợp với cơ quan điều tra hoặc chuyển hồ sơ xử lý theo quy định…

Phát động Cuộc thi viết “Dấu ấn ngành Thuế qua 80 năm xây dựng và phát triển”

Bà Đặng Thị Thanh Mai, Tổng Biên tập Tạp chí Thuế, (phải) tại lễ phát động (ảnh:TCT)
(PLVN) - Thông qua cuộc thi sẽ kiến tạo phong trào thi đua sôi nổi trong ngành Thuế để thực hiện thành công Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 và Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng của ngành Thuế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Singapore

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư "Việt Nam - Điểm đến Đầu tư của bạn" do Bộ Tài chính tổ chức tại Singapore ngày 6/8/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, Việt Nam bảo đảm các quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư (NĐT), đồng thời, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để các NĐT yên tâm kinh doanh, hoạt động lâu dài tại Việt Nam”.

Bộ Tài chính nói gì về nợ thuế và hoàn thuế thu nhập cá nhân?

Bộ Tài chính nói gì về nợ thuế và hoàn thuế thu nhập cá nhân?
(PLVN) -  Cá nhân có hơn 1 nguồn thu nhập phải tự quyết toán thuế (QTT) với cơ quan thuế (CQT). Hiện ngành Thuế đã triển khai việc gửi thông báo về nghĩa vụ QTT thu nhập cá nhân (TNCN) qua email và qua ứng dụng eTax Mobile trước thời hạn QTT cho NNT là cá nhân có tài khoản thuế điện tử và có sử dụng ứng dụng eTax Mobile…

Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam đề xuất mức thuế ưu đãi với xe điện

Quang cảnh Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Thay vì mức thuế 100% đối với xe điện Hybrid tự sạc (HEV) và 70% đối với xe điện Hybrid sạc điện riêng (PHEV) như hiện tại, Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất áp dụng mức thuế ưu đãi, đồng thời đề xuất duy trì mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe pickup chở hàng cabin kép…

Quản lý thuế thương mại điện tử: Sẽ kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Ngành Thuế tăng cường quản lý thuế TMĐT.
(PLVN) - Bên cạnh việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) trong việc đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, Tổng cục Thuế cho biết sẽ lập kế hoạch kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật...

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đưa vào hoạt động máy đánh giá công chức nhằm gia tăng chất lượng hỗ trợ người nộp thuế. Ảnh: Doãn Thiệu
(PLVN) -  Đảng ủy cơ quan Tổng cục Thuế vừa ban hành Nghị quyết số 30-NQ/ĐU về tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thông qua việc đa dạng hình thức, phong phú về nội dung để người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện tốt nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thuế.

Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An không phải là đơn vị được Kiểm toán Nhà nước

Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án tiêu cực của Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn Thuận An có sai sót trong đấu thầu, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, hai đơn vị này là doanh nghiệp không có vốn nhà nước nên không phải là đơn vị được Kiểm toán Nhà nước. Còn xét về giác độ đơn vị có liên quan thì họ liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công với tư cách nhà thầu.