Những bất ngờ từ Rong biển
Ở nước ta hiện nay, rong biển đang là một trong những đối tượng có nhiều triển vọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Bởi trong rong biển có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể và giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều các thực phẩm trồng cấy trên đất liền.
Rong biển có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin, đạm, chất xơ có lợi cho đường ruột; các nguyên tố đa vi lượng như Natri, Kali, Iot, Canxi, Magie, Selen, kẽm, đồng… và các chất chống oxy hóa cao có lợi cho sức khỏe của con người, trong đó có loại giúp loại bỏ các đồng vị phóng xạ trong cơ thể người bị nhiễm ra ngoài.
Do đó, Rong biển được sử dụng nhiều để làm thực phẩm và chế biến thực phẩm. Điển hình như rong hổ tại dùng để nấu canh, chè, các loại rong khác dùng để chế biến sushi, sashimi. Đồng thời là nguồn nguyên liệu tự nhiên cho công nghiệp thực phẩm (cải biển Ulva lactuca, bột rong biển, chất tạo geo E400, E401 Alginate – Agar E406, E407, Carrageeenan), mỹ phẩm (chất tạo kết cấu và hoạt hóa), thức ăn gia súc, nông nghiệp, trong ngành dược.
Một số rong biển có hương vị rất ngon đã được chế biến thành các món ăn ở nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Nori, Kombu và Wakame là một số loại rong biển được sử dụng phổ biến tại các nước này.
Rong biển, nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng |
Các loại rong biển khác như Agar, Carrageenan cũng được sử dụng trong nhiều mặt hàng thực phẩm chế biến như sữa chua, thuốc uống bổ, thậm chí là cả dòng bia chất lượng tốt nhất của Đức.
Rong biển còn được chế biến thành các loại bột hay thạch, carrageenan, alginate và sử dụng chúng như các chất phụ gia thực phẩm, chất bảo quản cho món cá, món thịt nướng và các mặt hàng khác.
Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ sinh học và Môi trường thuộc Đại học Nha Trang, trong 800 loại rong biển có ở Việt Nam thì rong đỏ Rhodophyta chiếm hơn 400 loại, rong lục Chlorophyta chiếm 180 loại và rong nâu hơn 140 loại và gần 100 loại rong lam.
Ngoài ra, còn có các loại như rong sụn, rong nho chiếm số lượng ít hơn. Những loại rong này sống chủ yếu ở các tỉnh khu vực Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận vì nơi đây có những mô đá để rong bám vào trong quá trình sinh trưởng, đồng thời tính chất nước biển ở đây đủ độ mặn cho cây rong phát triển.
Các tài liệu tham khảo cho thấy, không có nguy cơ gây hại sức khỏe nào được đề cập đến rong biển. Vì vậy, rong biển được xếp vào loại thực phẩm chức năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Trước triển vọng phát triển lớn của ngành rong biển cũng như giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này mang lại, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải đầu tư cho rong biển hơn nữa để tạo điều kiện phát triển sinh kế cho người dân sinh sống tại những khu vực có tiềm năng nuôi trồng rong biển.
Vì vậy, để nâng cao sản lượng rong biển Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng làm thực phẩm thì phải tăng cường trồng rong biển trên biển và hải đảo, các đầm, phá. Đây cũng là mô hình kết hợp bảo vệ môi trường biển đảo, nơi có rong biển sinh sống.
Ngoài ra, để tiêu thụ được sản phẩm rong biển đi kèm với gia tăng giá trị thì các doanh nghiệp chế biến rong biển phải đa dạng hóa sản phẩm từ rong biển, đa dạng hóa thị trường, đổi mới công nghệ trong chế biến để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường và các nhà nhập khẩu.
Không những vậy, các nhà doanh nghiệp cũng nên hợp tác, đào tạo kỹ thuật cho người trồng rong biển để có năng suất cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Ngoài ra, các địa phương cần khoanh vùng lưu giữ giống rong biển nhằm nâng cao chất lượng giống, tạo giống chất lượng cao đảm bảo cung cấp đủ số lượng rong giống cho người dân.
Doanh nghiệp tiên phong biến Rong biển thành đồ uống dinh dưỡng
Nhận thức được tầm quan trọng, giá trị dinh dưỡng cao từ rong biển cùng với mong muốn góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt, ổn định đầu ra cho bà con nông dân, Công ty TNHH Long Hải đã tìm hiểu, nghiên cứu và tiên phong trong việc thành công đưa rong biển trở thành đặc sản của thạch Việt.
Một trong những sản phẩm nổi bật chế biến từ Rong biển mà Công ty TNHH Long Hải cung cấp cho thị trường nhiều năm qua là thạch rau câu. Tên tuổi các sản phẩm thạch rau câu đã gắn liền với cái tên Thạch rau câu Long Hải.
Không dừng lại ở sản phẩm mang tính truyền thống này, Công ty TNHH Long Hải còn nâng cao giá trị của Rong biển bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm thực phẩm đa dạng khác, trong số đó có các loại đồ uống dinh dưỡng được chế biến từ Rong biển.
Sau 2 năm vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của mình, Công ty Long Hải đã nghiên cứu thành công công nghệ chế biến sản phẩm này và cho ra đời sản phẩm nước rong biển ép Kamila và Catalia. Để sản xuất, Công ty cũng sử dụng nguyên liệu rong biển kết hợp với các nông sản có nguồn gốc Việt Nam như củ sâm Fansipan, quả Lạc tiên (Chanh leo), Bòn bon.
Nước ép Rong biển, một sản phẩm đồ uống không cồn giàu dinh dưỡng được Công ty TNHH Long Hải chế biến từ Rong biển |
Theo giới thiệu của Công ty Long Hải, hai sản phẩm nước rong biển ép Kamila và Catalia là sản phẩm đồ uống không cồn, không phụ gia, không chỉ có tác dụng giúp giải khát mà còn có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Trong đó, nước uống đóng chai nhãn hiệu Catalia được sản xuất từ nguyên liệu rong biển từ biển miền Trung và sâm Fansipan được trồng ở vùng đất Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe.