Rợn người với phương thức cho đỉa bò lên mặt để làm đẹp

Hút mụn bằng đỉa – hình ảnh được chia sẻ từ một tài khoản cá nhân chuyên dịch vụ làm đẹp khiến không ít người sợ hãi.
Hút mụn bằng đỉa – hình ảnh được chia sẻ từ một tài khoản cá nhân chuyên dịch vụ làm đẹp khiến không ít người sợ hãi.
(PLO) - Đỉa từ lâu đã góp mặt trong các bài thuốc đóng vai trò chữa một số bệnh như: mụn nhọt, phong lở, đau bụng. Tuy nhiên, đó là đỉa đã qua phơi, sấy khô và chế biến, còn đỉa tươi được dùng để làm đẹp hiện nay vẫn còn khiến nhiều người hoài nghi và rợn người khi nghĩ đến.

Công bằng mà nói, phương pháp này không phải mới xuất hiện mà thực tế chữa bệnh bằng đỉa sống đã xuất hiện ở các nước trên thế giới từ rất nhiều năm về trước như trường hợp vị tướng Simmoms người Anh trong trận chiến Walterloo năm 1885. Vị tướng này bị thương rất nặng ở ổ bụng. Để cứu được mạng sống của Simmoms, bác sĩ đã phải cho 20 con đỉa hút máu độc. Kết quả là đã cứu được vị tướng này khỏi tay thần chết.

Tuy nhiên, gần đây phương thức làm đẹp cho đỉa hút mụn được quảng bá tràn lan trên mạng xã hội kèm theo những lời chào mời: “Tạm biệt vĩnh viễn mụn nhờ đỉa” khiến nhiều người hoài nghi.

Chị Thanh Tùng ở Bạch Mai, Hà Nội cho biết: “Mình xem ảnh mấy bạn làm trị liệu này mà rợn hết người luôn. Bản thân mình cũng muốn trị mụn, nhưng với cách này mình chưa thấy đảm bảo và cũng chưa có chuyên gia nào khuyên nên sử dụng cả”.

Đồng cảm xúc với chị Tùng, nhiều người cũng tỏ ra vô cùng sợ hãi và hoài nghi khi đỉa được thả trên mặt và để “thỏa nhiên” chữa bệnh không qua một chuyên gia, hay giới chuyên môn nào hết khiến ai cũng phải hoài nghi về chất lượng và độ an toàn.

Theo giới chuyên môn, đỉa mặc dù là vị thuốc quý nhưng không dễ sử dụng. Nếu không được điều chế đúng cách và không có chỉ định của bác sỹ, dùng đỉa để chữa bệnh có thể còn rước thêm bệnh. Việc tự ý dùng đỉa cho hút máu để chữa bệnh có thể mang đến những nguy cơ sau: lây lan các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu, bệnh than... có trong dịch tiết từ miệng con đỉa.

Dùng đỉa quá nhiều dễ gây mất máu, vỡ động mạch gây tai biến, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Phương pháp này đặc biệt không được sử dụng đối với phụ nữ có thai, những người có nhiều nguy cơ xuất huyết. Đẹp thì ai cũng muốn, nhưng đẹp bằng mọi giá thì chị em nên suy nghĩ kỹ./.

Đọc thêm

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.