Rối thông tin nguy cơ từ các công trình thủy điện

Sau hai cuộc trao đổi về 2 dự án thủy điện và một nhà máy thủy điện được dư luận và công luận cho là nhiều “điều tiếng” nhất trong năm 2012 vẫn là những phát ngôn, tuyên bố… trái chiều nhau. Điều này khiến người dân hoang mang, bởi đến giờ nay, vẫn chưa có một kết luận cuối cùng để an dân ; vì vậy, họ vẫn chưa biết tin ai, nghe ai trong khi những nguy cơ thì vẫn đang treo lơ lững dưới những “túi” nước khổng lồ phía thượng nguồn các con sông

 Những “túi” nước khổng lồ phía thượng nguồn các dòng sông đang là nỗi lo lắng vô tận của người dân khi họ chưa biết tin vào ai trong mớ bòng bong những nguồn thông tin, những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến Thủy điện Sông Tranh 2, Đăk Rông 3 và Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A...

Người dân đang vô cùng lo lắng vì túi nước trên đập Sông Tranh 2
Người dân đang vô cùng lo lắng vì túi nước trên đập Sông Tranh 2

 “Khẩu chiến” giữa các Giáo sư

Thượng tuần tháng 11/2012, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc hội thảo và gặp gỡ báo chí để thông tin, làm rõ mức độ an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư và Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do và Tập đoàn Đức Long (Gia Lai) làm chủ đầu tư.
“Tôi cũng chưa thấy yên tâm. Đến giờ vẫn chưa có kết luận chính thức nào để yên tâm được. Theo chứng minh của các nhà khoa học đến thời điểm này thì an toàn, cộng với quyết định chưa tích nước vào lòng hồ sẽ chưa gây nguy hiểm gì. Nhưng đó chỉ là tạm thời yên tâm thôi.” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói về Thủy điện Sông Tranh 2.

Tại cuộc hội thảo khoa học về địa chất công trình nền đập Thủy  điện Sông Tranh 2 do Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam, tổ chức ngày 9/11, với sự tham gia của gần 200 đại biểu hoạt động trong lĩnh vực địa chất công trình, nhiều nhà khoa học đã khẳng định, đập Sông Tranh 2 được xây dựng trên nền đá granit có độ bền tốt, chịu được cường độ cao, an toàn và ổn định.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thủy điện này nằm trên vùng đá granit dễ phong hóa thành bùn đất, mất ổn định. Về việc này, PGS.TS Phan Văn Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ông từng công tác tại khu vực nói trên trong 10 năm để nghiên cứu uranium, vì vậy nắm rất rõ đặc điểm địa chất khu vực này. Theo đó, đập nằm trên nền đá granit rất dễ bị phong hóa thành đất khi nhiệt độ bất ổn. Do vậy, nền đập thiếu ổn định.

Không nhất trí với quan điểm PGS Phan Văn Quýnh, PGS.TS Lê Trọng Thắng (Đại học Mỏ địa chất) lập luận, trong tự nhiên, nước vẫn vận động qua quá trình phong hóa đá qua tác nhân ôxy, nhưng dưới lòng đất ôxy rất kém nên khả năng phong hóa là khó xảy ra. "Tôi lấy hòn đá này từ Thủy điện Sông Tranh để thầy Quýnh ngâm vào nước, tôi nghĩ đến chết hòn đá cũng không thành đất." - ông Thắng chứng minh với mọi người.
Liên quan đến vấn đề kiến tạo địa chất khu vực gây ra động đất kích thích, GS Phan Trọng Trịnh, Chủ tịch Hội Kiến tạo Việt Nam, nói rằng, chúng ta đang lo lắng về một đứt gãy cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 2 cây số về phía Nam, song các trận động đất vừa qua là do một rãnh gãy nhỏ khác hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách đập về phía Tây khoảng 3 cây số. Trong khi đó một nhóm các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học Địa vật lý Việt Nam thì tỏ ra lo ngại: “Đập Thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đới đứt gãy cấp 2 Trà My. Vì vậy, động đất xảy ra ở đây sẽ tác động trực tiếp tới hồ, đập thủy điện”.
“Các dự án thủy điện dù đã có trong quy hoạch nhưng khi lập dự án, thẩm định dự án, quyết định cho phép đầu tư phải được thẩm định chặt chẽ. Như dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Dự án này là tiềm năng thủy điện lớn, được đưa vào quy hoạch nhưng khi xây dựng dự án phải được tiến hành thẩm định một cách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Nếu không đạt các yêu cầu như tôi trình bày trên thì không làm.” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói về quản lý xây mới dự án thủy điện.

Mặc dù ý kiến của các nhà khoa học vẫn còn trái chiều, nhưng GS.TS Tạ Đức Thịnh, Chủ tịch Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam vẫn đi đến kết luận, nền đập Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, ổn định. Động đất kích thích đã không ảnh hưởng sự ổn định nền đập, nhưng ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản của người dân. 

Địa phương “chống” dự án
Đối với Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, tuy không nằm ở tỉnh Đồng Nai, nhưng do là địa phương  này ở phía hạ nguồn của 2 dự án nên thời gian gần đây, các cơ quan chức năng của Đồng Nai đã có những tuyên bố khá cứng rắn trước những động thái của chủ đầu tư. Cụ thể, cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định không đầu tư 2 dự án trên.
Theo tỉnh, dự án nằm trong vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới - Vườn Quốc gia Cát Tiên, là khu trọng yếu có ảnh hưởng rất lớn về đa dạng sinh học của vườn. Đặc biệt, khu vườn này lại đang trong quá trình được UNESCO thẩm định, xem xét công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, giới khoa học đã thảo luận, nêu nhiều quan ngại về 2 dự án, những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái khu vực sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên; chế độ thủy văn và chất lượng nước sông Đồng Nai, đến sinh hoạt của người dân...
Trong khi đó, tại buổi họp báo tổ chức ngày 8/11, Chủ đầu tư Dự án Đồng Nai 6 và 6A - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long (Gia Lai) - ông Hoàng Pháp, lại khẳng định: Cơ quan công luận cho rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là sao chép, sơ sài; rằng dự án ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái, gây mất rừng... là chưa thật chính xác. “Dự án không ảnh hưởng nhiều tới môi trường. Tất cả những bản báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chúng tôi đã ký, đã gửi tới Bộ Tài nguyên & Môi trường hoàn toàn không có sự sao chép.” -  ông Pháp nói. 
Ảnh: Dự án Đồng Nai 6, 6A có  ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái  Vườn Quốc gia Cát Tiên?
Ảnh: Dự án Đồng Nai 6, 6A có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên?

PGS.TS Nguyễn Văn Phước - Viện trưởng Viện Môi trường&Tài nguyên (thuộc Đại học quốc gia T.P HCM), đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động mội trường cho dự án này tuyên bố: “Đến thời điểm này, chúng tôi hoàn toàn không nhận được thông tin nói rằng bản báo cáo đánh giá tác động môi trường bị Hội đồng thẩm định trả lại để chỉnh sửa và bổ sung thêm, điều này là không chính xác”. Đại diện Viện này còn nhấn mạnh thêm: Sản lượng điện hằng năm của 2 dự án là trên 929 triệu kWh - tương ứng lượng điện tiêu thụ của 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước. Diện tích chiếm đất của hai dự án hơn 372 ha, trong đó diện tích đất chiếm vĩnh viễn hơn 323 ha (có 137 ha rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên) - thấp so với các dự án thủy điện khác. Do hồ chứa nhỏ, 2 dự án này hầu như không ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy hạ lưu…

Gút lại, sau hai cuộc trao đổi về 2 dự án thủy điện và một nhà máy thủy điện được dư luận và công luận cho là nhiều “điều tiếng” nhất trong năm 2012 vẫn là những phát ngôn, tuyên bố… trái chiều nhau. Điều này khiến người dân hoang mang, bởi đến giờ nay, vẫn chưa có một kết luận cuối cùng để an dân ; vì vậy, họ vẫn chưa biết tin ai, nghe ai trong khi những nguy cơ thì vẫn đang treo lơ lững dưới những “túi” nước khổng lồ phía thượng nguồn các con sông./.
T. A

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.