Ra đi để trở về

Các cô gái Ba Na. (Ảnh minh họa - Nguồn: Wikipedia)
Các cô gái Ba Na. (Ảnh minh họa - Nguồn: Wikipedia)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hem rời nhà năm cô 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của người con gái, nhưng cũng là độ tuổi chông chênh và nhiều lo lắng đối với một cô gái Ba Na, nhất là khi cha mẹ và họ hàng Hem là những người còn đặc sệt các định kiến xưa cũ.

Từ nhiều tháng trước khi Hem 18 tuổi, cha Hem đã liên tục nói đến chuyện cô phải đi lấy chồng. Người chồng mà cha cô chọn là con trai bạn thân nhất của ông. Cha Hem nói, thằng đó khỏe mạnh, nó có thể vật ngã được cả trâu, nó làm rẫy giỏi, cha nó cho nó cả quả đồi. Mày lấy nó mày không sợ đói. Mày không như con gái làng này, chân tay mày khẳng khiu, sức mày yếu ớt. Mày lấy thằng chồng khỏe mạnh nó còn che chở mày, mày còn có miếng cơm vô bụng. Tao không nuôi mày đi học nữa, mày phải đi lấy chồng.

Để Hem học được đến hết lớp 12 là cả một hành trình gian khó. Nhà xa trường. Mẹ không đồng ý cũng không phản đối, còn cha thì không ít lần mắng chửi, bắt Hem nghỉ học, đi làm rẫy như “con nhà người ta”. Để được tiếp tục học, Hem phải cố gắng gấp đôi, sáng đi học, chiều làm rẫy, tối chong đèn hoc bài. Vất vả là thế nhưng Hem học rất giỏi, năm nào cũng được giấy khen. Mấy lần cha định cho nghỉ, cô giáo phải xuống nhà vận động, thuyết phục, phân tích mãi cha mới miễn cưỡng cho Hem đi học tiếp.

Nhưng Hem học xong lớp 12 thì cha nhất quyết không cho Hem đi học nữa. Cha nói học nữa cũng không để làm gì, đi xa nhà học dễ hư hỏng. Vả lại, cha đã hứa cưới Hem cho anh con trai khỏe mạnh con người bạn thân, cha không thể nuốt lời.

Không cách nào thuyết phục cha, Hem âm thầm lên kế hoạch cho cuộc sống của mình. Trong làng có chị Nay ngày xưa cũng học giỏi như Hem, cũng từng phải trốn nhà ngay trước ngày chị phải làm đám cưới năm chị 16 tuổi. Giờ chị Nay đã làm kế toán cho một công ty lớn ở TP Hồ Chí Minh, lương chị cao nên hay gửi tiền về nhà. Sau khi cha chị bệnh mất, chị về nhà thường xuyên hơn. Mỗi khi chị về Hem và nhiều đứa con gái khác rất thích lân la sang nhà, không phải chỉ để nhận được những món quà là chiếc kẹp tóc lấp lánh hay quyển sổ xinh xắn. Với Hem, chị Nay là một kho những câu chuyện về một thành phố xa xôi giàu có mà Hem chỉ được xem qua tivi hay nghe người lớn nói đến. Chị Nay còn rất hay chỉ bảo các em chị và bọn Hem, rằng phải chăm chỉ học hành, đừng có yêu ai sớm, không nên lấy chồng vội, vì chỉ có học thì mới mở mang đầu óc, thay đổi được số phận, mới có thể giúp đỡ được nhiều đồng bào mình. Hem đã nghe như nuốt từng lời chị chỉ bảo. Những câu chuyện, những lời khuyên của chị cũng dần khiến Hem có định hướng rõ hơn cho cuộc đời mình, làm dấy lên trong Hem khao khát được bay xa hơn ngôi làng nhỏ xinh xắn nhưng còn nhiều lạc hậu này.

Nhờ sự hướng dẫn của cô giáo, Hem đã đăng kí nguyện vọng, đậu vào ngành học mà Hem yêu thích - ngành quản trị kinh doanh. Trước khi quyết định trốn đám cưới để lên thành phố lớn học, Hem mượn điện thoại của cô giáo gọi cho chị Nay, nhờ chị hướng dẫn mọi đường đi nước bước. Người chị họ đã lấy chồng rất thương Hem, cho Hem mượn số tiền chị dành dụm được. Chuẩn bị kĩ càng, vào một tinh mơ hôm nọ, Hem tạm biệt ngôi nhà nhỏ, tạm biệt làng, để lại một bức thư rồi lặng lẽ rời đi.

Hem đã trải qua những năm tháng vừa học, vừa nỗ lực đi làm thêm để trang trải cho việc học hành, trả nợ cho chị họ, thi thoảng còn có thể gửi tiền về mua quần áo, sách vở cho các em. Những năm Hem đi học, cô chỉ có thể liên lạc với mẹ và các em một cách lén lút, bởi cha rất giận dữ sau khi Hem rời đi. Ông đã mắng Hem là hư hỏng, là vô ơn, nói với mọi người chung quanh rằng ông không bao giờ muốn gặp con gái nữa.

Rồi Hem ra trường, với tấm bằng giỏi và sự nhanh nhẹn, hoạt bát, Hem được nhận vào một công ty kinh doanh đồ gia dụng. Tiếp đó lại là quá trình vừa đi làm, vừa học thêm ngoại ngữ của Hem. Hem đổi việc, lần này được nhận vào một công ty nước ngoài với mức lương cao.

Cha đã từ chối mọi liên hệ với Hem, mẹ thì thi thoảng mới dám lén lút gọi điện thoại, kể cho Hem chuyện nhà. Lần gần đây nhất, Hem rất lo lắng khi biết em gái sắp 18 tuổi cũng đang bị cha bắt nghỉ học để cưới chồng. Lần này, cha có vẻ quyết tâm không để cho em gái bỏ trốn như Hem ngày xưa nữa.

Giờ đây, sau 8 năm thoát ly gia đình, rời xa ngôi làng nhỏ miền núi, Hem biết đã đến lúc cô phải trở về. Bao năm qua, Hem chỉ dám liên lạc từ xa để giúp đỡ gia đình, khuyên bảo em út. Nỗi sợ cha, sợ hãi với những gì đã có thể xảy ra nếu ngày ấy không trốn đi khiến Hem biết bao lần ngại ngần, lần lữa. Nhưng cô cũng không thể trốn tránh lâu hơn. Kể từ ngày rời đi, Hem luôn biết rằng cô ra đi không phải chỉ để tìm hạnh phúc cho mình, sống cuộc đời của riêng mình. Hem ra đi là để thực hiện ước mơ, để rồi có ngày phải trở về. Như chị Nay ngày xưa, luôn luôn trở về để chỉ bảo em út, để nâng đỡ tinh thần cho những đứa con gái nhỏ như Hem.

Trở về, đối diện với quá khứ, đối mặt với định kiến và đấu tranh với những điều mình cho là sai trái. Để em gái và nhiều đứa bé gái khác có thể được nâng đỡ, được sống tốt hơn. Trở về để rồi rời đi, nhưng rời đi rồi cũng sẽ quay về. Bởi mảnh đất này, dẫu còn nhiều lạc hậu, dẫu còn nhiều người đàn ông khắt khe như cha, những phụ nữ cam chịu như mẹ, nhưng cũng là mảnh đất tươi đẹp, nhỏ bé mà Hem đã ra đời, đã sống, đã được yêu thương, chở che. Hem là một phần của đất. Hem phải trả ơn đất, trả ơn người.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Công đoàn Việt Nam: Phấn đấu thực hiện tốt chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khoá XIII) diễn ra sáng 13/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã phát động phong trào thi đua yêu nước tới các cấp Công đoàn, đoàn viên và công nhân, viên chức, lao động cả nước.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện, hoạt động công đoàn tiêu biểu năm 2024
(PLVN) -  Năm 2024 là một năm đặc biệt đối với Công đoàn Việt Nam, đánh dấu kỷ niệm 95 năm thành lập và là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Công đoàn. Các hoạt động nổi bật của tổ chức công đoàn đã không chỉ củng cố niềm tin của người lao động, mà còn khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của đoàn viên.

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi

Gần 3.000 người cao tuổi Hà Nội tham gia Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, Hà Nội), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức Ngày hội rèn luyện sức khoẻ người cao tuổi TP Hà Nội năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Sự kiện có sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold.

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Tại sao thí sinh 'lệch' khối thi xã hội?

Những năm gần đây, thí sinh lựa chọn khối ngành xã hội luôn áp đảo khối tự nhiên. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHKHXHNV- ĐHQGHN)

(PLVN) - Năm 2024, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, chỉ 37% chọn bài thi Khoa học tự nhiên, số học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao áp đảo chiếm 63%. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), so với năm 2023, số thí sinh chọn bài thi Khoa học xã hội tăng 7,7% và cao nhất kể từ năm 2017 trở lại đây..