Quỳnh Phiêng “thay da dổi thịt”

Từ Hà Nội vượt qua chặng đường dài hơn 100 km, chúng tôi đến ngã ba Tà Làng trong một ngày nắng thiêu đốt. Từ ngã ba đi lên dốc tầm chục cây số nữa với những khúc cua xóc, con đường gập ghềnh sỏi đá là đến bản Quỳnh Phiêng, thuộc xã Loóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La- nơi sinh sống của đồng bào dân tộc lên đây tái định cư để nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La.

Từ Hà Nội vượt qua chặng đường dài hơn 100 km, chúng tôi đến ngã ba Tà Làng trong một ngày nắng thiêu đốt. Từ ngã ba đi lên dốc tầm chục cây số nữa với những khúc cua xóc, con đường gập ghềnh sỏi đá là đến bản Quỳnh Phiêng, thuộc xã Loóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La- nơi sinh sống của đồng bào dân tộc lên đây tái định cư để nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La. 

bản Quỳnh Phiêng
bản Quỳnh Phiêng
Đến thăm gia đình ông Lò Văn Thoong, 46 tuổi, là trưởng bản của xã, ông cho biết: Tháng 12 năm 2007, các gia đình chuyển theo chủ trương của Nhà nước, mới đầu có 51 hộ, 241 khẩu, nay đã tăng lên 58 hộ, 258 khẩu, 2 dân tộc sống chủ yếu là Thái và Xinhmun. 
Lúc mới về đời sống của bản còn gặp nhiều khó khăn, do chưa thích nghi được môi trường sống, các hộ thiếu nước sinh hoạt, quĩ đất ít, thiếu đất làm thuê khiến nhân dân muốn quay trở lại nơi cũ làm ăn bên vùng sông nước, bằng sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, và chiến sĩ BĐBP tỉnh Sơn La nên bà con đã yên tâm ở lại xây dựng quê hương mới.
Đầu tiên là việc dựng lại nhà, các gia đình mất 1- 2 tháng mới dựng xong, gỗ vận chuyển từ quê nhà ra, ban chỉ huy xã cũng giúp đỡ bản việc lắp đặt ống nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho bà con. Bản cũng đã trồng ngô, chăn nuôi cải thiện đời sống hàng ngày, bán cho các DN.
Đặc biệt các bản tái định cư đã chủ động học hỏi cách làm ăn của người dân địa phương như cách thầu đất, cách gieo trồng các giống hạt, biết thâm canh tăng vụ, tăng năng suất hay dự phòng thức ăn, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm khi thời tiết lạnh, sử dụng chăn nuôi có hiệu quả. 
Đến nay, bản Quỳnh Phiêng cũng đã nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, thôn ngõ rộng rãi, sạch sẽ, có đường bê tông đi vào.
Nền kinh tế người dân bước đầu ổn định, có sự chuyển biến mới, an ninh quốc phòng được đảm bảo, góp phần tích cực vào nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế của xã và toàn tỉnh Sơn La. Không những thế, người dân còn chịu khó làm ăn, đời sống ngày càng khấm khá hơn, bình quân thu nhập được 30- 40 triệu đồng/ năm, có nhà làm ăn tốt mỗi năm thu được 80- 100 triệu đồng, thu hoạch được 20 - 30 chục tấn ngô. Các chế độ chính sách người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm thường xuyên.
Ông Thoong kể, mỗi hộ gia đình thường nuôi  7-8 con lợn, gieo trồng 80kg cân giống nên đời sống từng bước giảm kể đói nghèo. Mấy năm gần đây, lễ tết của các gia đình sắm sửa đầy đủ, mổ trâu bò ăn mừng, làm xôi 7 màu để cầu chúc 1 năm làm ăn phát đạt và ăn mừng cả năm đã lam lũ gặt hái được mùa bội thu.
Anh Phạm Văn Tiến - Phó Chủ tịch xã Loóng Phiêng - cho biết: “Xã luôn quan tâm công tác hỗ trợ cho vay, tạo việc làm đối với người nghèo và người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đẩy mạnh công tác xây dựng, hệ thống chính trị, tăng cường các hoạt động thực hiện đảm bảo tốt các qui chế dân chủ ở bản mới, có các chính sách hỗ trợ với đồng bào tái định cư thủy điện Sơn La”.
Bản làng đang từng ngày thay da đổi thịt, được đánh giá là một trong những bản làng tái định cư thích nghi nhanh, làm ăn giỏi của vùng. Tuy vẫn còn gặp một số khó khăn nhưng mỗi hộ dân tái định cư đã góp phần làm cho công trình thủy điện Sơn La hoàn thành đúng tiến độ đề ra và tương lai điện sẽ được về khắp các thôn xóm, cung cấp đủ điện năng cho  cả nước.
Chu Việt Nga

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...