Quyền phụ nữ và khát khao tự do trong thời xưa

Thông qua Dự án “Phụ nữ trong tranh”, Luk BaoNgoc Photography đã “làm mới” vẻ đẹp của những tác phẩm kinh điển bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh, tôn vinh và bảo tồn nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. (Nguồn: Internet)
Thông qua Dự án “Phụ nữ trong tranh”, Luk BaoNgoc Photography đã “làm mới” vẻ đẹp của những tác phẩm kinh điển bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh, tôn vinh và bảo tồn nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam. (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phụ nữ nước ta thời xưa tự coi mình “thân em như hạt mưa sa”, nên nghĩ phận mình “bèo dạt mây trôi”. Nhưng trong bối cảnh đó, quyền đấu tranh bình đẳng vẫn âm thầm chảy trong hành trình lịch sử.

Tiếng nói bình đẳng trong dân gian

Niên hiệu Cảnh Trị năm đầu (1663) vua Lê Huyền Tông ban hành 47 điều giáo hoá, điều thứ 44 rằng: “Vợ chồng là gốc luân thường, lấy vợ gả chồng phải tuân theo lễ nghĩa; không được suy bì giàu nghèo đòi nhiều tiền của. Lấy nhau phải phân biệt họ hàng nòi giống, không được tham giàu sang mà phối hợp loạn luân thường, không được cẩu hợp không có sính lễ để đến nổi gần như giống cầm thú. Bất cứ ở cùng một làng hay khác làng đều cho phép thu cheo một quan tiền cổ và một vò rượu. Quan viên và binh lính ở xã thôn nhà gái, không được viện cớ người ta lấy chồng làng khác mà đòi tiền cheo quá lạm và tiền tiễn tống, hay là hùa nhau ăn hiếp phụ nữ ở hoá lấy về làm vợ làm hầu”.

Luật lễ vua ban là như vậy, nhưng “phép vua thua lệ làng”. Phụ nữ Việt vẫn sống trong cảnh bị gả bán, ép hay “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nên phận gái cứ chìm nổi như vậy. Con gái đi lấy chồng coi như “con nhà người ta”, cô gái trẻ ngơ ngác về nhà chồng xa lạ, không hiểu quy tắc nên bị hắt hủi, buồn thương nhớ cha, nhớ quê cũ. Tục ngữ ca dao từng viết “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Nhìn về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Trong cái buồn tủi đó, phụ nữ Việt tìm tới sự trào phúng dân dã để bày tỏ tự do và hạ thấp vai trò đàn ông để mình được lên ngôi: “Ba đồng một mớ đàn ông/ Đem về bỏ lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà/ Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi” hay “Bồng bồng cõng chồng đi chơi/Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng/Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng/Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên” và “Chồng người đi ngược về xuôi/ Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”. Qua sự trào phúng dân gian này, đàn ông vốn được coi là trụ cột gia đình đã biến thành kẻ vô dụng và đàn bà vươn lên làm chủ.

Khi luật pháp không bảo vệ được thân phận nữ giới. Người con gái Việt Nam đã dùng cả thế giới tâm linh lẫn trào phúng dân gian để châm biếm đàn ông. “Một trăm con giai không bằng cái tai con gái”. Đó chính là sự khẳng định giá trị tự do cũng như nhân phẩm phụ nữ trong một thế giới họ bị coi thường.

Ở một góc độ khác, người Việt thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu được phổ biến trong dân gian. Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thời Đức Thánh Trần… Hình ảnh các cô đồng, cậu đồng khi được “Thánh nhập” vào rất đẹp, cao ngạo, đầy quyền lực. Họ hát múa, uống rượu, hút thuốc, chửi mắng, ra lệnh, ban phát tiền lộc… Lúc đó, người dân tham dự nghi lễ đó đều cúi rạp, sợ hãi và thuần phục. Với tôi nghĩ lễ hầu đồng đó ngoài yếu tố tâm linh, nó còn là khát vọng quyền lực của nữ giới. Họ được thể hiện quyền năng cái tôi mà bấy lâu người đàn ông đã lạm dụng, chế ngự họ. Tinh thần đó vừa mạnh mẽ, huyền bí khiến cho nam giới khi tham dự nghi lễ đó chỉ biết cúi lạy, vâng dạ.

Tôn vinh nữ giới trong luật

Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này.

Tính đặc thù của “Quốc triều hình luật” thể hiện rõ trong hai chương “Hộ hôn” và “Điền sản”. Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau không mấy quan tâm. Có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân - gia đình; 30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.

Điều 23 trong “Quốc triều hình luật” quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng. Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội.

Điều 322 - “Quốc triều hình luật” ghi: “Con gái thấy chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ”, nếu “con rể lăng mạ cha mẹ vợ, đem thưa quan, cho ly dị”.

Điều 167 trong “Hồng Đức thiện chính thư” quy định rõ hình thức thuận tình ly hôn: Giấy ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên giữ một bản làm bằng. Vậy là, bên cạnh sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc rất quan trọng thì sự ưng thuận của hai bên trai - gái cũng là một thành tố được nhà lập pháp chú ý đến. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.

Thông thường, nếu ly hôn không do lỗi của người vợ thì phần tài sản riêng (gồm cả điền sản và tư trang), người vợ có quyền mang về nhà mình. Trong trường hợp có lỗi; thường thì tự ý người vợ không đem theo tài sản hoặc trong một vài trường hợp luật định người vợ buộc phải để lại tài sản đó cho chồng, “người vợ mà đi gian dâm, tài sản phải trả về cho chồng”.

Ngoài ra, việc phân chia và thừa kế tài sản còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con. Pháp luật quy định cụ thể ở các Điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.

Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết, thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng.

Những chiếc quang gánh kẽo kẹt trên vai là hình ảnh quen thuộc của phụ nữ nông thôn xưa. (Ảnh: TL)

Những chiếc quang gánh kẽo kẹt trên vai là hình ảnh quen thuộc của phụ nữ nông thôn xưa. (Ảnh: TL)

Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng. Như vậy, đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra

Trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (Điều 388); “người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng” (Điều 391). “Ruộng hương hỏa giao cho con trai, cháu trai, nếu không có thì giao cho cháu gái ngành trưởng”.

Về việc áp dụng hình phạt “ngũ hình”, có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà: không áp dụng hình phạt “trượng” cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội “đồ” cho đàn ông và đàn bà (Điều 1 - Quốc triều hình luật).

Tóm lại, nền pháp luật của Đại Việt có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những quy định tương đối tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến một số quyền lợi và phần nào bảo vệ họ đối với thái độ “trọng nam khinh nữ”.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.