“Quyền im lặng là quyền không buộc phải nhận mình có tội”

“Quyền im lặng là quyền không buộc phải nhận mình có tội”
(PLO) - Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 với rất nhiều quy định mới có ảnh hưởng và tác động tích cực đến việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 tới đây. Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý trao đổi xung quanh vấn đề này. 

Nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng về quyền bào chữa

Với trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật hiện nay, người dân rất khó khăn trong việc tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trong tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 có quy định gì mới để bảo vệ người dân thực hiện tốt nhất quyền bào chữa của mình?

- Để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa. So với BLTTHS hiện hành, quy định về quyền bào chữa, đảm bảo quyền bào chữa trong BLTTHS năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung rất quan trọng. Chẳng hạn, thay vì những quy định có tính chất tản mạn (03 điều luật) về một số vấn đề liên quan đến quyền bào chữa, BLTTHS năm 2015 đã pháp điển hóa một cách khá toàn diện, đầy đủ các quy định về quyền bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa tại một chương riêng (Chương V). 

Bộ luật cũng mở rộng chủ thể được đảm bảo quyền bào chữa, theo đó, ngoài 03 chủ thể đã được bảo đảm quyền bào chữa: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng được đảm bảo quyền bào chữa (Điều 58). Bên cạnh đó, mở rộng và chính thức ghi nhận địa vị pháp lý của trợ giúp viên pháp lý là một trong các loại người bào chữa. Theo đó, với BLTTHS năm 2015, người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân và trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 

Đặc biệt, BLTTHS mở rộng diện người bào chữa theo chỉ định, theo đó cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà BLHS quy định mức cao nhất là 20 năm tù, thay vì mức cao nhất là tử hình như quy định của BLTTHS năm 2003.  Bộ luật cũng quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn (kể từ khi có người bị bắt) thay vì tham gia từ khi có quyết định tạm giữ như hiện nay (Điều 74). Đồng thời, ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, luật sư có quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố (Điều 83).

Ngoài ra, còn nhiều quy định mới khác có lợi cho người dân như chuyển đổi thủ tục “cấp giấy chứng nhận người bào chữa” bằng thủ tục “đăng ký bào chữa”; bổ sung người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời người bào chữa, thay vì chỉ có người bị buộc tội và người đại diện hợp pháp của họ có quyền mời người bào chữa (Điều 75); quy định rõ trách nhiệm của người bào chữa v.v…

Người dân rất quan tâm tới “quyền im lặng” của bị can, bị cáo. Ông có thể giải thích quyền được im lặng có phải là quyền không trả lời những câu hỏi của Công an, của Toà án? Khi thực hiện quyền được im lặng có bị coi là “ngoan cố, không khai báo thành khẩn” không? 

- Quyền im lặng hay còn gọi là quy tắc Miranda là một quyền của con người được ghi nhận đầu tiên trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ trên cơ sở phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1966 về vụ án của Ernesto Miranda (vụ án về bắt cóc và cưỡng dâm). Nội dung của quyền im lặng gắn liền với quyền tự do và an toàn cá nhân của người bị buộc tội và được xác định trong Công ước của Liên Hợp quốc năm 1966 về quyền dân sự và chính trị.

Theo các chuẩn mực quốc tế và pháp luật các quốc tế đã ghi nhận về “quyền im lặng”, có thể xác định quyền im lặng có các nội dung cơ bản sau: (i)Nghi phạm có quyền không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội; (ii) Nghi phạm có quyền có luật sư để hỗ trợ pháp lý nói chung, lấy lời khai nói riêng và (iii) Nghi phạm có quyền có luật sư chứng kiến khi lấy lời khai.

Các quyền nói trên của nghi phạm sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của điều tra viên, công tố viên, những người này có trách nhiệm giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo về những quyền đó trước khi lấy lời khai. Các lời khai của người bị buộc tội đưa ra thiếu sự cảnh báo này không được coi là chứng cứ buộc tội tại phiên xét xử (không hợp pháp). Tuy nhiên, quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội. Người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Pháp luật TTHS của Việt Nam trước kia, hiện hành cũng như trong BLTTHS năm 2015 không trực tiếp ghi nhận quyền này. BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 13). “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” (Điều 15).

Ngoài ra, trong pháp luật TTHS cũng đã có những quy định gián tiếp thể hiện một số nội dung của quyền im lặng, ví dụ như quy định về việc người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can, BLTTHS năm 2015 cũng quy định tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi, nếu khi được hỏi bị cáo không trả lời thì HĐXX chuyển sang hỏi người khác, các quy định về quyền bào chữa, BLHS không coi hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là tội phạm…

Đặc biệt, trong BLTTHS năm 2015 đã chính thức ghi nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền được “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Đây có thể được coi là một nội dung của quyền im lặng, quy định này nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung.

Do đó, xét về bản chất, có thể hiểu quyền im lặng không hẳn là quyền không nói gì mà bản chất là quyền không buộc phải khai báo những điều bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận mình có tội. Quyền im lặng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với quyền bào chữa, bổ sung cho nhau để bảo đảm cho tố tụng hình sự được tiến hành đúng đắn, khách quan, tránh làm oan người vô tội. Quyền nhờ người khác bào chữa là một phần cụ thể của quyền im lặng và quyền im lặng là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hạn chế được oan sai trong TTHS.

Như vậy, trong trường hợp nói trên, cần hiểu quyền im lặng đó là quyền không trả lời những câu hỏi của Công an, Tòa án, khai báo về những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội. Trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn mong đợi sự hợp tác của người bị buộc tội, nhưng nếu không nhận được sự hợp tác tích cực của người bị buộc tội thì cũng không thể coi đó là tình tiết tăng nặng được. Bộ luật Hình sự hiện hành cũng không coi người bị buộc tội không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội hay “ngoan cố, không khai báo thành khẩn” là tình tiết tăng nặng.

Sẽ thường xuyên tiếp xúc và lắng nghe ý kiến cử tri

Được biết, ông đã được Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách, ông có thể cho biết ông được giới thiệu về ứng cử tại địa bàn nào không ạ? 

- Tôi được Hội đồng Bầu cử quốc gia giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại đơn vị bầu cử số 3, gồm thành phố Bảo Lộc, huyện Cát Tiên, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Tẻh, huyện Đạ Huoai của tỉnh Lâm Đồng.

Ông có đặt ra cho mình một chương trình hành động hay một mục tiêu cụ thể nào để đại diện cho người dân sẽ tin tưởng bỏ phiếu cho ông không? 

- Là một trong ba ứng cử viên được Hội đồng Bầu cử quốc gia giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại tỉnh Lâm Đồng, đây là vinh dự to lớn đối với tôi và cũng là cơ hội để tôi được gần gũi với nhân dân tỉnh Lâm Đồng. 

Tôi ý thức rằng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền quyết định các vấn đế quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. 

Là đại biểu Quốc hội sẽ có điều kiện tốt nhất làm cầu nối giữa cử tri và Quốc hội, chuyển tải trung thực, chính xác tâm tư, nguyện vọng của cử tri cả nước, đặc biệt là cử tri nơi mình đại diện, góp phần để Quốc hội thực hiện tốt nhất chức năng của mình.

Với kinh nghiệm gần 20 năm là công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, khảo sát, tiếp xúc trực tiếp với người dân trên nhiều vùng, miền trong cả nước, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số nên tôi thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhiều tầng lớp nhân dân. Nếu được các quý vị cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội, tôi sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một đại biểu Quốc hội. 

Trân trọng cảm ơn ông và chúc ông nhận được sự tín nhiệm, ủng hộ của cử tri! 

Đọc thêm

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.