Quyền bề mặt - những lợi ích còn đang bị bỏ phí

tuyến Cát Linh - Hà Đông đã buộc phải “mua lại” hàng chục hecta quyền sử dụng đất, phải phá đi hàng trăm nhà dân
tuyến Cát Linh - Hà Đông đã buộc phải “mua lại” hàng chục hecta quyền sử dụng đất, phải phá đi hàng trăm nhà dân
(PLO) -Quyền bề mặt đã chính thức được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) từ Điều 267 - 273. Nó có thể đem lại cho cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều lợi ích vô cùng to lớn nếu chúng ta biết cách “khai thác” nó thật hiệu quả. 

Vì sao đường sắt Cát Linh - Hà Đông “đội” vốn và chậm trễ?

Khi xây dựng đường sắt trên cao, Việt Nam phải đối mặt với vấn đề nan giải là giải phóng mặt bằng. Tính riêng dự án xây 13km đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông đã buộc phải “mua lại” hàng chục hecta quyền sử dụng đất, phải phá đi hàng trăm nhà dân và di dời hàng trăm ngôi mộ, đã phải chi hơn 62 triệu USD cho giải phóng mặt bằng để sau đó chỉ sử dụng khoảng không gian từ 15 - 20m trên cao.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ và “đội” vốn lên cao của dự án đường sắt này bởi chế định quyền bề mặt chưa được khai thác.

Còn tỉnh Trùng Khánh (Trung Quốc) khi xây dựng đường sắt trên cao chỉ mua lại khoảng không gian tầng 8 và tầng 9 để cho tàu điện “chui qua”, thậm chí sử dụng ngay nhà cao tầng đó làm nhà ga. Người dân ở các khu chung cư đó vẫn được sống ổn định lại vừa được sử dụng tàu điện trên cao mà không cần bước chân ra khỏi nhà mình. Giá trị của từng căn hộ khi ấy không những không bị mất đi, ngược lại còn tăng cao.

Đặc biệt, Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với vấn nạn giao thông ùn tắc. Dự án xe buýt nhanh BRT đang bị chỉ trích do không làm cho không gian giao thông tăng lên mà chỉ dành quyền ưu tiên một làn đường riêng cho mình. Trong khi đó, các nước tiên tiến khắc phục tình trạng này theo cách căn cơ hơn nhiều - cắt lớp khoảng không, sử dụng tiếp nhiều tầng khoảng không phía dưới lòng đất làm đường giao thông cho cả ô tô lẫn tàu điện ngầm.

Trưởng phòng Pháp luật dân sự (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp) Lê Thị Hoàng Thanh giới thiệu, theo BLDS, quyền bề mặt được định nghĩa là “quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về một chủ thể khác”. BLDS cũng quy định về căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền bề mặt, hiệu lực của quyền bề mặt, thời hạn của quyền bề mặt, nội dung quyền, chấm dứt quyền, về đăng ký quyền.

Có thể nói, các quy định về quyền bề mặt trong BLDS là căn cứ pháp lý ban đầu giúp chúng ta thực hiện được thêm nhiều dự án “cao hơn và sâu hơn”. Lợi ích quyền bề mặt đem lại có thể “chốt” trong 4 khía cạnh gồm giảm thiểu chi phí cho giải phóng mặt bằng, người dân không bị mất đất, huy động được đồng thời nhiều chủ thể cùng khai thác khoảnh đất và khai thác triệt đề nguồn tài nguyên đất.

Để quyền bề mặt thực sự đi vào đời sống 

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Đăng Hiếu (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho rằng, các quy định của BLDS mới chỉ mang tính khởi đầu chứ chưa đủ để quyền bề mặt thực sự đi vào đời sống xã hội Việt Nam. Nhằm điều chỉnh được quan hệ liên quan đến quyền bề mặt, ông Hiếu cho rằng, có một số vấn đề mà pháp luật Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện.

Cụ thể, pháp luật Việt Nam cần giải quyết được mối quan hệ giữa 3 chủ thể: Nhà nước với tư cách chủ sở hữu đất, người có quyền sử dụng đất và người có quyền bề mặt. Chẳng hạn, trong phê duyệt dự án xây dựng tàu điện ngầm, Nhà nước có thể trực tiếp giao quyền bề mặt cho các chủ thể không hay nhất thiết phải thông qua người có quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cần giải quyết được mối quan hệ giữa các chủ thể cùng có quyền bề mặt. “Do cơ chế cắt lớp khoảng không nên sẽ tồn tại đồng thời nhiều người có quyền bề mặt (với ranh giới khoảng không khác nhau) trên cùng một mảnh đất. Điều đương nhiên là mỗi người trong đó không thể tùy tiện thực hiện quyền của mình mà không đếm xỉa đến quyền của người khác phía trên và phía dưới mình. Vì vậy, pháp luật cần làm rõ các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể quyền bề mặt với nhau” – ông Hiếu phân tích.

Cũng theo ông Hiếu, pháp luật Việt Nam cần giải quyết được vấn đề thủ tục công nhận, đăng ký và công khai quyền bề mặt như đăng ký tại cơ quan nào, thủ tục đăng ký ra sao, ý nghĩa của việc đăng ký, hậu quả gì xảy ra khi các bên không đi đăng ký.

Ông Hiếu khẳng định, việc phải đăng ký quyền bề mặt là hợp lý bởi lẽ trước khi đầu tư tiền bạc và công sức để xây dựng các công trình trong phạm vi khoảng không gian của mình thì người có quyền bề mặt cần được sự thừa nhận và bảo vệ một cách chắc chắn nhất từ phía Nhà nước và pháp luật.

Đọc thêm

Chặt chẽ, công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản trực tuyến

Lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 5/9, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với sự chủ trì của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) -Chiều 5/8, Bộ Tư pháp tổ chức Họp Hội đồng thẩm định Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì Họp Hội đồng thẩm định.

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân

Luật sư Nguyễn Văn Hà: Vị luật sư miệt mài “trao” kiến thức pháp luật miễn phí đến người dân
(PLVN) - Hơn 20 năm qua, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã miệt mài với công tác “gieo” kiến thức pháp luật đến các đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Với LS Nguyễn Văn Hà, việc làm này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là đam mê.

Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua một dự thảo Luật. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Có thể coi các yêu cầu “dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán” như những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"

Ông Nguyễn Túc: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân"
(PLVN) -  Theo ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam,  Mặt trận đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực và chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội các chủ trương, chính sách về an sinh xã hội, các phong trào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp: Chủ động, tích cực học tập và làm theo lời Bác

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức lễ báo công và dâng hương tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thanh niên sự quan tâm sâu sắc, người cho rằng: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên. Người thường xuyên động viên tuổi trẻ tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước.

Tập trung các vụ “đại án”, Thi hành án dân sự quyết tâm “về đích sớm”

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh (ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Năm 2024 là năm xét xử nhiều đại án, đồng nghĩa với việc các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) phải tập trung nguồn lực lớn để giải quyết. Thời gian công tác năm 2024 chỉ còn chưa đầy 1 tháng, do đó đây là thời điểm nước rút để đẩy nhanh việc thi hành các vụ án lớn, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"

"Khi pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử, con người sẽ soi chiếu hành vi và điều chỉnh hành vi của mình"
(PLVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 20230. Đ ể đạt đến các mục tiêu này, việc xây dựng ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệ thống chính trị và toàn xã hội là rất quan trọng.

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.