Quy tắc 3 phút để sống khỏe mỗi ngày

Theo các chuyên gia, sau khi thức dậy hãy nằm thêm 3 phút.
Theo các chuyên gia, sau khi thức dậy hãy nằm thêm 3 phút.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong xã hội hiện đại, để theo kịp guồng quay cuộc sống mỗi người chúng ta thường bỏ quên sức khỏe bản thân. Chúng ta sống vội, đi vội, ăn vội, ngủ vội và cắt xén đi thời gian chăm sóc sức khỏe của mình. Do đó, việc áp dụng các quy tắc 3 phút để sống khỏe là những điều vô cùng đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, nhưng không phải ai cũng biết.

Nằm trên giường 3 phút sau khi thức dậy

Việc thức dậy vào buổi sáng được ví như “thước đo tâm trạng” cho cả ngày. Bởi nếu thức dậy với tâm trạng vui vẻ, sảng khoái bạn sẽ có năng lượng tích cực cho cả một ngày dài. Còn nếu thức dậy với cơ thể mệt mỏi và tâm trạng ủ rũ, dự đoán bạn sẽ có một ngày thiếu năng lượng. Chính vì vậy, việc thức dậy thế nào cho đúng là rất quan trọng.

Thông thường rất nhiều người có thói quen bật dậy và bước xuống khỏi giường thật nhanh sau khi thức dậy vào buổi sáng. Nhưng theo các chuyên gia, để giúp sức khỏe tốt hơn, nhất là với người trung niên và người già thì sau khi thức dậy hãy nằm thêm 3 phút. Bởi theo thống kê, 25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h, nhất là ở những người già bị huyết áp cao hoặc bệnh tim.

Ngoài ra sau khi thức dậy, hãy để cơ thể vận động nhẹ nhàng bằng cách tập thể dục nhịp điệu hay đi bộ trong phòng. Việc vận động nhẹ nhàng sau khi thức dậy giúp tăng cường lưu thông máu cũng như oxy đến não và các cơ bắp khiến tinh thần trở nên thoải mái, qua đó nâng cao hiệu suất làm việc.

Tập thở bụng 3 phút mỗi ngày

Cũng giống như giấc ngủ, hít thở là một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể nhưng lại không hề tầm thường về mức độ quan trọng. Thở là một cách để lấy dưỡng khí nuôi cơ thể, đồng thời cũng đẩy chất độc có trong cơ thể ra ngoài thông qua hoạt động hít vào, thở ra. Hầu hết chúng ta đều không để ý đến việc thở mà để cơ thể thực hiện một cách tự nhiên. Do vậy, chúng ta cũng không mấy quan tâm việc thở đúng hay sai.

Trên thực tế có khá nhiều cách thở đúng, trong đó việc thở bằng bụng được chứng minh rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng của thở bụng giúp trao đổi khí tốt hơn và khiến các bộ phận trong cơ thể bạn được hoạt động. Từ lâu, thở bằng bụng là cơ sở cho hầu hết các kỹ thuật thực hành thiền định hoặc thư giãn có tác dụng giúp kiểm soát các triệu chứng của các hội chứng, bệnh lý bao gồm hội chứng ruột kích thích, trầm cảm, rối loạn lo âu và chứng khó ngủ.

Bên cạnh đó, theo nhiều chuyên gia, để có một sức bền tốt, chạy được xa hơn và lâu hơn, bạn cần áp dụng đúng kỹ thuật thở bằng đường bụng hay còn gọi là thở bằng cơ hoành. Do vậy, thực hiện việc thở bụng 3 phút mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe.

Bạn có thể thực hiện phương pháp thở bụng khi nằm hoặc khi ngồi đều được. Cụ thể, bạn cần đặt một tay lên ngực, một tay đặt ở phần xương sườn (khi nằm) hoặc một tay đặt lên bụng (khi ngồi), lưu ý tay hoàn toàn thả lỏng. Hít một hơi thật sâu hết mức có thể, với tiến độ chậm rãi để tay của bạn để ở phía xương sườn được nâng lên hoặc tay ở phần bụng được đẩy ra. Khi thở ra nhẹ nhàng và chậm rãi, hãy ép cơ bụng để không khí thoát ra bên ngoài một cách tối đa nhất.

Ăn thực phẩm nóng - lạnh cách nhau 3 phút

Ăn uống là một phần thiết yếu đối với sức khỏe con người. Thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và tương lai của mình. Việc ăn uống khoa học không những giúp chúng ta cân bằng dinh dưỡng mà còn giúp giảm đáng kể các nguy cơ gây ra bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì hoặc tim mạch.

Thế nhưng, bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen ăn uống cũng là điều cần chú ý. Nhiều thói quen tưởng chừng như “vô thưởng vô phạt” nhưng lại cực kỳ tai hại cho sức khỏe. Điển hình như nhiều người có thói quen dùng món ăn nóng (như lẩu) kèm với thức uống lạnh mà không biết rằng thói quen ăn uống này sẽ gây hại cho sức khỏe.

Theo đó, các bác sĩ tim mạch chỉ ra rằng khi ăn các thực phẩm nóng, các mạch máu trong cơ thể sẽ giãn nở. Vì thế, việc uống nước lạnh ngay sau khi ăn đồ nóng sẽ khiến các mạch máu đột ngột co lại, gây tăng huyết áp. Thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, khó thở, đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn thực phẩm nóng và lạnh cùng lúc mà nên cách 3 phút. Ngoài ra, việc cân bằng thực phẩm nóng và lạnh sẽ giúp điều hoà cơ thể, tốt cho tiêu hoá và giúp khỏe mạnh.

Đánh răng trong 3 phút

“Cái răng, cái tóc là góc con người” - câu tục ngữ xưa được hiểu theo nghĩa hàm răng, mái tóc thể hiện vẻ đẹp, tính cách của con người. Không chỉ ở vẻ ngoài, dưới góc độ sức khỏe thì răng miệng cũng có vai trò rất quan trọng. Răng miệng là cửa ngõ của bộ máy tiêu hoá, là nơi để thở, để nói chuyện và làm mọi hoạt động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì vậy, sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng của sức khỏe toàn thân, là yếu tố then chốt để có được một sức khỏe toàn diện. Theo đó, phương pháp cơ bản nhất của chăm sóc răng miệng chính là đánh răng. Nhiều người có thói quen đánh răng rất nhanh, qua loa hay thậm chí trong vòng vài giây là xong. Tuy nhiên, theo giới nha khoa tại Hàn Quốc – đất nước đi đầu thế giới về ngành làm đẹp luôn khuyến khích người dân áp dụng nguyên tắc đánh răng 3-3-3.

Lần lượt là đánh răng 3 lần trong ngày, đánh răng sau bữa ăn 3 phút và mỗi lần đánh răng phải đủ 3 phút. Việc đánh răng trong 3 phút mỗi lần là để đảm bảo răng miệng được làm sạch một cách tối đa. Nguyên tắc cơ bản của đánh răng là phải chạm đến các bề mặt của răng sao cho sạch mọi mặt từ mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai.

Việc đánh răng trong 3 phút mỗi lần còn giúp giảm nguy cơ tổn thương chân răng. Nhiều người cho rằng, nếu càng chải răng lâu khoang miệng sẽ càng sạch sẽ, thế nhưng trên thực tế lại không phải. Khi chải răng quá lâu sẽ khiến nướu bị tụt lại dễ gây sâu răng. Ngoài ra, còn dẫn đến việc chân răng ngày càng suy yếu và tổn thương, theo thời gian sẽ làm mòn men răng khiến răng bị ê buốt.

Đại tiện không quá 3 phút

Để có một sức khỏe tốt thì ngay cả việc đi vệ sinh hàng ngày cũng cần được chú ý. Một trong những nguyên nhân gây bệnh về hậu môn trực tràng chính là thói quen đi đại tiện quá lâu, nhất là khi ngày nay mọi người có thể ngồi đến 30 phút trong phòng vệ sinh với thiết bị di động trên tay.

Theo khoa học, việc ngồi đại tiện quá lâu không làm gia tăng hiệu quả của hoạt động này, ngược lại còn gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, khi đại tiện mỗi cm đường ruột phải chịu hàng chục kg áp lực của cả cơ thể. Vậy nên, nếu đại tiện quá lâu sẽ khiến niêm mạc ruột bị sa xuống, gây nên các tình trạng táo bón và các bệnh về hậu môn trực tràng. Chưa kể, việc tiếp xúc lâu với bồn cầu sẽ tạo điều kiện để nhiều vi khuẩn tiếp xúc với cơ thể gây hại sức khỏe.

Một trong những căn bệnh dễ thấy nhất về hậu môn trực tràng là bệnh trĩ. Nếu như trước đây, bệnh trĩ thường xuất hiện với người sau tuổi 30 thì khoảng 10 năm trở lại đây, bệnh nhân mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ gây ra phiền toái, khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, mỗi lần đi vệ sinh chỉ nên ngồi từ 2 đến 3 phút, tối đa 5 phút cho những trường hợp bị bệnh tiêu hoá. Khuyến cáo nên bỏ thói quen dùng điện thoại, đọc báo hay hút thuốc trong lúc đi đại tiện mà nên tập trung giải quyết dứt điểm nhu cầu trong vòng nhiều nhất là 3 phút.

Những quy tắc 3 phút nói trên được xem là những nguyên tắc vàng, tốt cho sức khỏe mà khoa học đã chứng minh. Do đó, nếu cuộc sống quá bận rộn, không có nhiều thời gian để chăm sóc sức khỏe bản thân thì việc áp dụng những quy tắc trên dù ngắn ngủi nhưng sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.