Thống kê của EuroCham, các loại đồ uống có cồn nằm ngoài kiểm soát chiếm một phần đáng kể trong tổng mức tiêu thụ đồ uống tại Việt Nam. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới ước tính, các loại đồ uống có cồn nằm ngoài kiểm soát chiếm khoảng 70% lượng tiêu thụ đồ uống tại Việt Nam, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.
Ngay cả đối với các loại đồ uống có cồn được kiểm soát nếu bị lạm dụng vẫn có thể gây tác cho bản thân người dùng và xã hội.
Do đó, các DN Châu Âu ủng hộ xây dựng chính sách để phòng, chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn (dự thảo Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6) để quản lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến hành vi cá nhân và giảm thiểu lạm dụng đồ uống có cồn mà không cần phải có các quy định chặt chẽ trên mức cần thiết đối với các hoạt động kinh doanh và tiếp cận thị trường hợp pháp.
Nhưng theo Tiểu ban Rượu vang và Rượu mạnh của EuroCham, nếu dự thảo Luật có những quy định “trên mức cần thiết để hạn chế việc kinh doanh đồ uống có cồn hợp pháp, nó có thể gây phản tác dụng và hướng người tiêu dùng chuyển sang thị trường “chợ đen”. Điều này có thể làm giảm nguồn thu ngân sách và tăng nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Xem xét các phương án để đạt mục đích về uống có trách nhiệm và không ảnh hưởng đến kinh tế |
EuroCham nhận định rằng, việc thực hiện hiệu quả quy định về đồ uống công bằng và hợp lý sẽ hỗ trợ việc giảm thiểu lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam, trong khi vẫn đảm bảo tự do thương mại và hoạt động kinh tế.
Nên một vấn đề được EuroCham quan tâm là việc Dự thảo Luật đề xuất thành lập Quỹ phòng, chống tác hại rượu bia (HIF) trên cơ sở 1-2% giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (tức là dựa trên giá của nhà nhập khẩu bán ra) với lộ trình 0,5% kể từ ngày Luật có hiệu lực; 1% từ ngày 1/1/2023; 1,5% từ ngày 1/1/2026 và 2% từ ngày 1/1/2030; và có khả năng sáp nhập HIF với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá.
EuroCham chia sẻ, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quỹ y tế công tương tự HIF đang được đề xuất trong dự án Luật “không còn hiệu quả trong việc giải quyết và giảm thiểu các vấn đề về lạm dụng đồ uống có cồn”.
Thậm chí, nếu thành lập HIF, sẽ “làm tăng thêm chí phí hành chính và tuân thủ”. Vì vậy, các DN Châu Âu kiến nghị xem xét các phương án thay thế HIF với các cách thức hiệu quả hơn để đạt mục đích về uống có trách nhiệm và không ảnh hưởng đến kinh tế.