Quy định mới nhằm giúp các hoạt động thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vận chuyển hàng hóa, lưu thông nội tỉnh, liên tỉnh được phép hoạt động theo 4 cấp độ chống dịch COVID-19 là một trong những quy định mới mà Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đưa ra trong hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Hướng dẫn tạm thời này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân. Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Theo đó, các chỉ số bắt buộc gồm:

Chỉ số 1: Có ít nhất 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19;

Chỉ số 2: 100% trạm y tế có Oxy y tế và 100% các xã có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.

Chỉ số 3: Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình 3 tầng, bảo đảm tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu/tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở cấp độ 4.

2 chỉ số phân loại cấp độ dịch gồm:

Chỉ số 4: Số ca mắc mới tại cộng đồng trên 100 ngàn dân/tuần.

Chỉ số 5: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19.

Có 4 mức độ nguy cơ gồm: Nguy cơ thấp - Cấp độ 1 (bình thường mới tương đương với màu xanh); nguy cơ trung bình - Cấp độ 2 (vàng); nguy cơ cao - cấp độ 3 (cam); nguy cơ rất cao - cấp độ 4 (đỏ). Cụ thể:

Các địa phương đánh giá cấp độ dịch bệnh hằng tuần và trong 2 tuần liên tiếp để quyết định chuyển cấp độ dịch. Thời gian chuyển tiếp cấp độ dịch trong vòng 72 giờ.

Những dịch vụ nào được phép hoạt động?

Về các biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch, trong hướng dẫn nêu rõ, trừ các hoạt động, sự kiện được Đảng, Nhà nước cho phép, đảm bảo phòng, chống dịch, hoạt động tập trung ngoài trời, trong nhà Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo…) phải đáp ứng điều kiện 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 ở cấp độ 1; Cấp độ 2 hoạt động ít hơn hoặc bằng 20 người; Cấp độ 3 hoạt động ít hơn hoặc bằng 10 người; Cấp độ 4 hoạt động ít hơn hoặc bằng 10 người.

Đối với hoạt động ngoài trời, dịch ở cấp độ 1 yêu cầu 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; Cấp độ 2 hoạt động ít hơn hoặc bằng 20 người; Cấp độ 3 hoạt động ít hơn hoặc bằng 10 người; Cấp độ 4 hoạt động ít hơn hoặc bằng 10 người.

Trong khi đó, giao thông công cộng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được phép hoạt động bình thường khi tình hình dịch ở cấp độ 1,2; cấp độ 3 giảm 50% công suất; ở cấp độ 4 sẽ dừng hoạt động (trừ xe taxi, xe công nghệ dưới 7 chỗ có vách ngăn, thanh toán điện tử).

Việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, lưu thông nội tỉnh, liên tỉnh bình thường ở cấp độ dịch 1,2 và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; ở cấp độ 3,4 vẫn được hoạt động nhưng phải có mã QR đi vào luồng xanh.

Người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký, tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc được xét nghiệm định kỳ, được phép hoạt động ở cả 4 cấp độ.

Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất được hoạt động khi đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, (có kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc được cơ quan có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt.

Chỉ áp dụng xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động ít nhất 07 ngày/lần đối với (1) ít nhất 20% người lao động có nguy cơ cao, (2) toàn bộ người cung cấp dịch vụ khi cấp độ dịch ở cấp 3 và cấp 4.

Áp dụng xét nghiệm SARS-CoV-2 với 100% người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở… ở cả 4 cấp độ dịch.

Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp đảm bảo phòng, chống dịch; Công trình giao thông , xây dựng đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; Cơ sở kinh doanh dịch vụ đảm bảo phòng, chống dịch, được phép hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch.

Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn gồm: Siêu thị hoạt động đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; Chợ đầu mối, chợ bán lẻ đảm bảo phòng, chống dịch, sẽ được phép hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch.

Đối với Trung tâm thương mại hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch phải dừng hoạt động khi dịch ở cấp độ 4.

Đặc biệt, với nhà hàng, quán ăn hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch được hoạt động khi dịch ở cấp độ 1; Giảm 50% lượng khách tại cùng một thời điểm khi dịch ở cấp độ 2; Chỉ được bán mang về ở cấp độ 3 và dừng hoạt động khi dịch ở cấp độ 4.

Đối với các cơ sở kinh doanh các dịch vụ khác như cắt tóc, gội đầu, spa, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar hoặc các cơ sở khác do địa phương quyết định và đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của chính quyền địa phương được phép hoạt động khi dịch ở cấp độ 1; Ở cấp độ 2 chỉ cho phép dịch vụ cắt tóc, gội đầu hoạt động; Ở cấp độ 3 chỉ cho phép dịch vụ cắt tóc, gội đầu hoạt động 50% công suất; Ở cấp độ 4 dừng tất cả các hoạt động.

Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo, hát rong… được hoạt động khi dịch ở cấp độ 1 và 2, dừng hoạt động khi dịch ở cấp độ 3 và 4.

Ngoài ra, trong hướng dẫn tạm thời còn hướng dẫn chi tiết các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đối với các hoạt động giáo dục; Hoạt động cơ quan, công sở đảm bảo phòng, chống dịch; Hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đám tang, đám cưới, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, các sự kiện biểu diễn văn hóa nghệ thuật, mít tinh, phát động; Ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời, tùy thuộc vào các cấp độ dịch, chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện các biện pháp y tế gồm giám sát, xét nghiệm, truy vết, cách ly y tế, tiêm vaccine, điều trị.

Những trường hợp không được đi lại giữa các địa phương

Người dân cần tuân thủ 5K, tham gia các hoạt động hành chính, y tế dưới sự hướng dẫn, khuyến cáo của các cấp chính quyền địa phương, ngành Y tế. Cụ thể, người dân cần khai báo y tế điện tử khi có triệu chứng hoặc di chuyển. Quét mã QR hoặc khai báo y tế bằng giấy tại các địa điểm tập trung đông người (quán ăn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, phương tiện công cộng, nhà máy, bệnh viện…).

Thực hiện đăng ký tiêm vaccine trên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và nhận chứng nhận tiêm điện tử theo quy định của Bộ Y tế. Người dân sẽ tự lấy mẫu xét nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh theo yêu cầu của cơ quan y tế hoặc khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở.

Đồng thời, trong hướng dẫn này, với các trường hợp cần khám và điều trị các bệnh khác (không nhiễm COVID-19) cũng nêu rõ, các bệnh cấp cứu được khám và điều trị tại các cơ sở y tế không phụ thuộc vào cấp độ dịch. Các bệnh mãn tính và quản lý sức khỏe người cao tuổi được kê đơn điều trị tại nhà không quá 3 tháng và tái khám theo lịch không phụ thuộc vào cấp độ dịch.

Việc di chuyển, đi lại của người dân giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau:

Cụ thể, người đến/về từ địa phương có mức độ dịch ở cấp 4: nguyên tắc không được phép đến/về từ địa phương có mức độ dịch ở cấp 4, trừ lý do đặc biệt (ví dụ: thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phân công, vận chuyển hàng hóa, phương tiện phục vụ việc cách ly, chăm sóc sức khỏe, công nhân đổi ca trở về,…) và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định .

Người đến/về từ địa phương có mức độ dịch ở cấp 3, cấp 2, cấp 1: được đi lại bình thường.

Người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển về địa phương, nơi cư trú để tiếp tục theo dõi sức khỏe theo quy định. Đối với trường hợp trẻ em nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine thì tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà theo quy định.

Cách tính chỉ số

1. Chỉ số 1:

Được tính là số người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 trên tổng số dân trên 50 tuổi trên địa bàn x 100%.

2. Chỉ số 2:

- Yêu cầu: Trạm y tế xã bảo đảm cung cấp Oxy khí nén, có tối thiểu 02 chai Oxy khí 5-10 lít để thực hiện kỹ thuật thở Oxy qua mặt nạ hoặc Oxy gọng kính.

- Xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng theo Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Bộ Y tế; được diễn tập, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết.

3. Chỉ số 3:

- Chỉ số này áp dụng ở cấp tỉnh và bắt buộc đối với tất cả các tỉnh, thành phố không phân biệt cấp độ dịch.

- Tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng theo Quyết định 4111/QĐ-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế.

- Số giường ICU bảo đảm đáp ứng 2% theo dự báo tình hình dịch tại địa phương được đánh giá ở cấp 4 - mức nguy cơ rất cao (tối thiểu 150 ca mắc mới/100.000 người/tuần). (Ví dụ: địa phương có 1 triệu dân thì tính như sau: Số giường bệnh ICU = 1.000.000 người x 150 ca mắc mới/01 tuần/100.000 người x 2 tuần* x 2% = 60 giường ICU).

* 2 tuần: thời gian điều trị trung bình cho 01 bệnh nhân.

- Yêu cầu: mỗi giường ICU bao gồm: (1) giường; (2) máy thở hoạt động được; (3) máy theo dõi bệnh nhân hoạt động được, (4) bác sỹ được đào tạo về chuyên ngành hồi sức và vận hành máy thở; (5) Các trang thiết bị khác: bơm kim tiêm điện…

4. Chỉ số 4:

Được tính hàng tuần bằng số ca mắc mới phát hiện tại cộng đồng/100.000 dân (không tính ca nhập cảnh và trong các cơ sở cách ly tập trung), lấy tỷ lệ trung bình số ca mắc mới của 02 tuần liên tiếp để quyết định chuyển mức độ nguy cơ.

5. Chỉ số 5:

Được tính là số người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 trên tổng số dân trên 18 tuổi trên địa bàn x 100%.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

Đọc thêm

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...