Gương sáng Pháp luật

Quy chế bình chọn Gương sáng Pháp luật

(PLVN) - Sau khi được thành lập, Ban Tổ chức bình chọn Gương sáng Pháp luật đã có Quyết định và ban hành Quy chế bình chọn Gương sáng Pháp luật.

QUY CHẾ

BÌNH CHỌN GƯƠNG SÁNG PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ- BTC, ngày tháng 3 năm 2021 của Trưởng Ban tổ chức bình chọn danh hiệu Gương sáng Pháp luật

Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

1. Bình chọn Gương sáng Pháp luật là hoạt động nhằm biểu dương, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của công dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2. Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc lựa chọn, tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức (phổ biến, giáo dục pháp luật) thi hành pháp luật. Việc bình chọn, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong việc xây dựng và thi hành pháp luật nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng việc xây dựng những cá nhân tiêu biểu, nhân vật điển hình trong việc thực hiện pháp luật, lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

3.Nhân ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) hàng năm, Ban Tổ chức tiến hành lựa chọn và tôn vinh khoảng 50 cá nhân trong cả nước, là đại diện cho các ngành, lĩnh vực và địa phương, đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ pháp luật; là những tấm gương điển hình cho sự dũng cảm, đức hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thực thi pháp luật, vì nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Điều 2. Nguyên tắc bình chọn

1. Nguyên tắc khách quan

Việc bình chọn Gương sáng Pháp luật dựa trên kết quả nỗ lực của các cá nhân được bình chọn và đóng góp tích cực của cá nhân đó đối với việc xây dựng và tổ chức, thi hành pháp luật;

2. Nguyên tắc công khai và hiệp y

Việc bình chọn được thực hiện khách quan, dựa trên hồ sơ bình chọn và các tiêu chí bình chọn. Việc bình chọn được thực hiện công khai và tuân thủ các quy định của pháp luật về bình chọn và tôn vinh Gương sáng Pháp luật. Hội đồng bình chọn sẽ hiệp y lựa chọn trên cơ sở hồ sơ và danh hiệu các cá nhân được lựa chọn vào danh sách Chung khảo.

Điều 3. Đối tượng bình chọn

1. Đối tượng bình chọn là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp có thành tích và được cơ quan nơi công tác, cơ quan Nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp xét tặng danh hiệu, giải thưởng về những nỗ lực, đóng góp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

2. Đối tượng bình chọn là cá nhân cư trú tại Việt Nam có hành động, việc làm cụ thể mang tính tích cực nêu gương, đóng góp đối với quá trình xây dựng và tổ chức, thi hành pháp luật, đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp tặng thưởng đối với thành tích đã đạt được, có ý nghĩa tích cực đối với việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

3. Các cá nhân sống tại Việt Nam có hành động anh dũng, đức hy sinh trong việc bảo vệ pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng và người khác, được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị Ban Tổ chức xét tặng và tôn vinh Gương sáng Pháp luật để ghi nhận lòng quả cảm, đức hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và thực hiện pháp luật; góp phần lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn tốt đẹp cao thượng trong xã hội.

Điều 4. Danh hiệu

1. Danh hiệu Gương sáng Pháp luật là sự ghi nhận của Ban Tổ chức, Hội đồng bình chọn Gương sáng Pháp luật đối với các cá nhân được bình chọn, đáp ứng các tiêu chí bình chọn quy định tại Quy chế này.

2. Danh hiệu Gương sáng Pháp luật được Bộ Tư pháp trao tặng các cá nhân được bình chọn nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và thực hiện pháp luật

Điều 5. Tiêu chí bình chọn

1. Tiêu chí bình chọn là các căn cứ mà Hội đồng bình chọn sử dụng để đánh giá tinh thần dũng cảm, đức hy sinh và những đóng góp của đối tượng bình chọn đối với sự nghiệp xây dựng và thi hành pháp luật;

2. Khi bình chọn danh hiệu Gương sáng Pháp luật, Hội đồng bình chọn phải căn cứ vào các tiêu chí được ban hành trong Quy chế này để bình chọn. Không đánh giá theo các tiêu chí không được nêu trong Quy chế.

Điều 6. Tiêu chí bình chọn Gương sáng Pháp luật trong xây dựng pháp luật

Các cá nhân được bình chọn là Gương sáng Pháp luật là những người đạt được các thành tích xuất sắc, tiêu biểu hoặc được trao tặng các danh hiệu cao quý của các cơ quan có thẩm quyền về những thành tích trong xây dựng, tổ chức, thi hành pháp luật, truyền cảm hứng lan toả trong xã hội về tinh thần thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật và được đăng tải, công bố thông tin trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam.

1. Cá nhân được bình chọn là Gương sáng Pháp luật là người có đóng góp đối với việc xây dựng pháp luật, gồm các tiêu chí sau dây:

a) Có sáng kiến trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật; có nhiều ý kiến đóng góp đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước được cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận và đưa vào các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước và quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật;

b) Cá nhân có các công trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động tổng kết thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về xây dựng và bảo vệ tổ quốc, được cơ quan có thẩm quyền chuyển hóa thành quy định của pháp luật và đưa vào thực hiện trong cuộc sống;

c) Được cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đánh giá, nghi nhận và và tặng thưởng danh hiệu, bằng khen, giấy khen liên quan đến các sáng kiến xây dựng hoàn thiện pháp luật;

d) Là người không có tiền án, tiền sự; không ở trong tình trạng bị khởi tố, điều tra, chấp hành án phạt tù;

2. Trường hợp có nhiều người thỏa mãn các tiêu chí trên thì Ban Tổ chức lựa chọn cá nhân có thành tích tốt hơn để công nhận là Gương sáng Pháp luật;

Điều 7. Tiêu chí bình chọn Gương sáng Pháp luật trong lĩnh vực tổ chức thi hành pháp luật

1. Cá nhân được bình chọn là Gương sáng Pháp luật trong lĩnh vực thi hành pháp luật đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là người không có tiền án, tiền sự; không ở trong tình trạng bị khởi tố, điều tra, chấp hành án phạt tù;

b) Là người có lối sống gương mẫu, thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

c) Có đóng góp vật chất và công sức đối với việc tổ chức thi hành pháp luật; đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật; bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội nơi cư trú và làm việc;

d) Có các thành tích suất sắc, nổi bật trong lao động, học tập và cuộc sống, vận động, tổ chức và truyền cảm hứng lan toả việc vận dụng đưa pháp luật vào cuộc sống thực tiễn, được cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tặng thưởng các danh hiệu, giải thưởng liên quan đến những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc sống của Nhân dân; độc lập chủ quyền của đất nước.

2. Trường hợp có nhiều người thỏa mãn các tiêu chí trên thì Ban Tổ chức lựa chọn cá nhân có thành tích tốt hơn để công nhận là Gương sáng Pháp luật;

Chương 2. TỔ CHỨC BÌNH CHỌN

Điều 8. Hội đồng bình chọn

1. Hội đồng bình chọn là tập thể gồm các cá nhân có uy tín, đại diện cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp do Ban Tổ chức thành lập để thực hiện việc bình chọn danh hiệu Gương sáng Tư pháp. Số lượng thành viên Hội đồng bình chọn từ 9 đến 11 người.

2. Hội đồng bình chọn hoạt động theo Quy chế bình chọn. Khi bình chọn, Hội đồng bình chọn hoạt động theo phương thức chấm điểm và bỏ phiếu.

3. Hội đồng bình chọn thực hiện việc bình chọn, đánh giá khách quan, trung thực trên cơ sở hồ sơ bình chọn do Tổ Thư ký chuẩn bị. Thành viên của Hội đồng bình chọn ký xác nhận trên các phiếu chấm điểm và ký vào các biên bản chung của cuộc bỏ phiếu kín và chung kết các cuộc bình chọn.

Điều 8. Tổ Thư ký

Tổ Thư ký là tập thể được thành lập để giúp Ban Tổ chức, Hội đồng bình chọn thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình thực hiện việc bình chọn.

Thành viên của Tổ Thư ký gồm đại diện Báo Pháp luật Việt Nam và đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức, do Trưởng Ban tổ chức ra quyết định thành lập.

Điều 9. Quy trình bình chọn và công nhận danh hiệu

1. Việc bình chọn được tiến hành theo phương thức đánh giá hồ sơ; so sánh hồ sơ bình chọn của các cá nhân được đưa vào danh sách bình chọn;

Ban Tổ chức lập hồ sơ bình chọn, đề nghị cơ quan, tổ chức đề cử, giới thiệu hoặc xác nhận các cá nhân ưu tú, có thành tích và đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng các tiêu chí bình chọn Gương sáng Tư pháp và gửi hồ sơ về Ban Tổ chức để thực hiện bình chọn.

2. Ngoài hồ sơ do các cơ quan, tổ chức gửi kèm danh sách đề xuất bình chọn, tôn vinh Gương sáng Tư pháp, Ban Tổ chức xây dựng hồ sơ cần thiết để gửi đến các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp để làm cơ sở kiểm chứng, đánh giá, thẩm định thông tin về đối tượng được bình chọn.

3. Sau khi nhận đủ hồ sơ bình chọn, Tổ Thư ký tổng hợp hồ sơ của cá nhận được đề nghị bình chọn và trình Hội đồng bình chọn xem xét, bình chọn, công nhân danh hiệu.

4. Hồ sơ bình chọn hợp lệ sẽ được Hội đồng bình chọn đánh giá và cho điểm theo từng tiêu chí. Việc chấm điểm được thực hiện theo phương pháp bỏ phiếu kín. Các thành viên của Hội đồng bình chọn lần lượt cho điểm đối với từng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

5. Trên cơ sở danh sách cá nhân được đề cử bình chọn, công nhân danh hiệu và tôn vinh là Gương sáng Tư pháp, Hội đồng bình chọn sẽ xem xét khách quan, toàn diện về nhân thân và những đóng góp của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng và thi hành pháp luật, theo các tiêu chí bình chọn để lựa chọn cá nhân xứng đáng là Gương sáng Tư pháp, đề nghị Ban Tổ chức công nhân danh hiệu và đề nghị Bộ Tư pháp trao tặng danh hiệu, giải thưởng.

6. Sau khi có kết quả bình chọn của Hội đồng bình chọn, Ban Tổ chức tiến hành thẩm tra, xác minh và công nhân kết quả bình chọn. Ban Tổ chức đề nghị Bộ Tư pháp trao tặng và tôn vinh Gương sáng Pháp luật nhân dịp sự kiện Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11/2021).

Điều 10. Đề cử và ứng cử vào các danh hiệu

1. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp căn cứ các tiêu chí bình chọn được quy định trong Quy chế này để giới thiệu, đề cử với Ban Tổ chức các cá nhân đáp ứng các tiêu chí mà cơ quan, tổ chức đề cử, giới thiệu thấy xứng đáng được tôn vinh là Gương sáng Pháp luật, đề nghị Ban Tổ chức, Hội đồng bình chọn xem xét, công nhận và tôn vinh cá nhân đó là Gương sáng Pháp luật.

2. Cá nhân có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và thi hành pháp luật được tự đề nghị công nhận danh hiệu Gương sáng Pháp luật và gửi hồ sơ đề nghị bình chọn và công nhân danh hiệu về Ban Tổ chức để thực hiện bình chọn.

Điều 11. Công nhận và công bố kết quả bình chọn

1. Căn cứ kết quả bình chọn của Hội đồng bình chọn, Ban Tổ chức sẽ tiến hành công bố danh sách các tổ chức, cá nhân được nhận danh hiệu và giải thưởng.

2. Danh sách các cá nhân đạt giải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức việc trao danh hiệu cho các cá nhân, tổ chức được công nhận.

Điều 12. Rút danh hiệu đã trao tặng

Sau khi trao tặng danh hiệu cho các tổ chức, cá nhân mà Ban Tổ chức phát hiện hành vi gian lận dẫn đến việc nhầm lẫn của Ban Tổ chức và Hội đồng bình chọn, hoặc có bằng chứng chắc chắn về việc tổ chức, cá nhân được trao tặng danh hiệu không đủ điều kiện để nhận danh hiệu theo Quy chế này, Ban Tổ chức sẽ quyết định rút lại danh hiệu đã trao tặng cho tổ chức, cá nhân đó.

Ban Tổ chức sẽ thông báo việc rút danh hiệu đến tổ chức, cá nhân vi phạm và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 13. Giải quyết các yêu cầu, khiếu nại và tố cáo

Trưởng Ban tổ chức chương trình bình chọn là người duy nhất có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu, khiếu nại và tố cáo của các tổ chức, cá nhân có liên quan, cụ thể như sau:

1. Yêu cầu, khiếu nại và tố cáo liên quan đến hành vi của thành viên Ban Tổ chức, Ban Thư ký, Hội đồng bình chọn trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc bình chọn;

2. Yêu cầu, khiếu nại và tố cáo liên quan đến tổ chức, cá nhân tham gia bình chọn;

3. Yêu cầu, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc công nhận danh hiệu và rút danh hiệu đã trao cho tổ chức, cá nhân.

Quyết định giải quyết yêu cầu, khiếu nại và tố cáo của Trưởng Ban tổ chức là quyết định giải quyết cuối cùng.

Điều 14. Phụ lục của Quy chế

Trong quá trình tổ chức bình chọn, Ban Tổ chức xây dựng ban hành các điều lệ, biểu mẫu, công văn và các giấy tờ cần thiết khác phục vụ cho việc bình chọn. Các văn bản được Ban Tổ chức ban hành là phần phụ của Quy chế bình chọn mà Ban Tổ chức, các bộ phận giúp việc Ban Tổ chức, các tổ chức và cá nhân tham gia bình chọn phải tuân thủ.

Điều 15. Hiệu lực của Quy chế

Quy chế này là căn cứđể Ban Tổ chức, Hội đồng bình chọn, Tổ Thư ký sử dụng để bình chọn danh hiệu Gương sáng Pháp luật. Mọi khiếu nại về hoạt động của Ban Tổ chức, Hội đồng bình chọn, Tổ Thư ký, khiếu nại về kết quả bình chọn phải căn cứ vào Quy chế.

Trong quá trình thực hiện việc bình chọn, những nội dung của Quy chế được thay đổi, bổ sung sẽ được Ban Tổ chức ghi rõ lý do và công bố rộng rãi.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.