"Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là nhiệm vụ của ngành thuế"

Năm 2012 khép lại là một năm khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các DN. Đây cũng là năm ngành Tài chính nói chung, ngành Thuế nói riêng chật vật hoàn thành dự toán mà Quốc hội, Chính phủ giao. Nhân dịp năm mới 2013,  chuyên mục "Chính sách thuế với cuộc sống” có cuộc phỏng vấn ông Bùi Văn Nam  - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Năm 2012 khép lại là một năm khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các DN. Đây cũng là năm ngành Tài chính nói chung, ngành Thuế nói riêng chật vật hoàn thành dự toán mà Quốc hội, Chính phủ giao. Nhân dịp năm mới 2013,  chuyên mục "Chính sách thuế với cuộc sống” có cuộc phỏng vấn ông Bùi Văn Nam  - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Thưa ông, năm 2012 ngành thuế đã hoàn thành hiện vụ trong bối cảnh đặc biệt khó khăn…?

- Đúng như vậy. Năm 2012 vừa qua là một năm đặc biệt khó khăn, hoạt động SXKD của DN bị đình đốn, tác động trực tiếp đến nguồn thu ngân sách. Ngoài ra, thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường cũng làm giảm thu hàng chục ngàn tỷ đồng. Với tinh thần khẩn trương và nỗ lực cao độ, từ đầu năm đến nay, đặc biệt là những ngày cuối năm này, toàn thể công chức thuế trên khắp cả nước từ trung ương đến địa phương đã ra sức thi đua, quyết liệt thực hiện các biện pháp, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đã được Quốc hội, Chính phủ giao.

Ông có thể nói rõ hơn những khoản thu nào không đạt hoặc đạt thấp hơn dự toán?

- Qua rà soát, đánh giá nguồn thu, đến thời điểm này, dự kiến cả năm có một số khoản thu không thành dự toán, trong đó đáng chú ý như thu từ khu vực DNNN; thu từ khu vực DN có vốn ĐTNN; thu từ khu vực DN công thương nghiệp, ngoài quốc doanh; thu lệ phí trước bạ.

Đặc biệt, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, trong năm qua ngành Thuế đã kịp thời giải quyết các chính sách ưu đãi thuế cho các DN và cá nhân. Ước tính số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế khoảng 26.000 tỷ đồng, trong đó số gia hạn chuyển nộp năm 2013 khoảng 4.500 tỷ đồng. Điều này đã góp phần giúp cho các DN, tổ chức và cá nhân kinh doanh giảm bớt một phần khó khăn, có nguồn lực để duy trì, phát triển hoạt động SXKD. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chính sách này đồng thời cũng tạo ra áp lực giảm thu cho NSNN...

Ngành thuế đã triển khai các giải háp nào để ”bù đắp” những khoản hụt thu đó?

- Để bù đắp một phần khoản hụt thu do kinh tế suy giảm và thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế của Nhà nước, từ đầu năm đến nay ngành Thuế đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp quản lý thu để khai thác nguồn thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập trung vào các giải pháp trọng tâm như: Tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tích cực đề ra các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển, trợ giúp doanh nghiệp; đồng thời phối hợp với cơ quan thuế (CQT) trong việc đôn đốc thu quyết liệt, chống thất thu, xử lý nợ đọng; Thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu nộp NSNN năm 2012 trong toàn ngành thuế từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục; Tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế, tăng cường chống thất thu thuế.

Bên cạnh đó, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế (NNT). Tăng cường phối hợp với hệ thống các ngân hàng thương mại để nộp thuế qua ngân hàng. Đẩy mạnh việc kê khai thuế qua mạng Internet (đến thời điểm 17/12/2012 đã có hơn 194.000 DN kê khai thuế qua mạng tại 50/63 tỉnh/TP). Triển khai hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý thuế thu nhập cá nhân tại 63/63 Cục Thuế. Công tác cải cách, hiện đại hoá đang thực hiện đúng lộ trình đề ra, đảm bảo ngày càng đơn giản, thuận tiện cho NNT...

Đúng là đã có nhiều cải cách trong thủ tục hành chính thuế song đâu đó có những phàn nàn. Ngành Thuế đã ban hành Tuyên ngôn ngành Thuế. Công tác kiểm tra, giám sát sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo Tuyên ngôn ngành Thuế đi vào cuộc sống?

- Kế thừa và phát huy những truyền thống vẻ vang, đồng thời nhằm cam kết về trách nhiệm của ngành Thuế trước Đảng, Nhà nước, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình tạo lập nguồn lực cho ngân sách quốc gia phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, ngày 01/11/2012 vừa qua, Tổng cục Thuế có Quyết định số 1766/QĐ-TCT về việc ban hành “Tuyên ngôn ngành Thuế Việt Nam”, trong đó luôn coi trọng, xây dựng và gìn giữ 04 giá trị cơ bản: Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới.

Có thể nói, Tuyên ngôn sẽ là thước đo để NNT có thể lấy đấy làm căn cứ để đối chiếu với các hành vi của ngành Thuế nói chung và của từng công chức, viên chức thuế nói riêng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Do đó, bên cạnh công tác thực hiện, đảm bảo Tuyên ngôn của ngành ngày càng đi vào cuộc sống, công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ cần triển khai, cụ thể như: Xây dựng bản mô tả yêu cầu công việc để thực hiện Tuyên ngôn với từng chức năng quản lý thuế và phục vụ NNT; Xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng gắn với việc thực hiện Tuyên ngôn; Bộ phận Kiểm tra nội bộ tại CQT các cấp có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện, phối hợp bộ phận Tổ chức cán bộ tại CQT các cấp đánh giá thi đua, khen thưởng quý, năm; Định kỳ hàng năm, CQT sẽ phối hợp có chức năng (đơn vị ngoài ngành Thuế) để tổ chức đánh giá việc thực hiện Tuyên ngôn. Bên cạnh đó, về phía các tổ chức, cá nhân cần đồng hành, phối hợp kịp thời và thường xuyên hơn nữa với CQT trong việc theo dõi việc thực hiện Tuyên ngôn của cán bộ thuế qua bộ phận tiếp dân, đường dây nóng của CQT.

Một vấn đề đang thu hút sự quan tâm hiện nay là thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá. Trong năm 2013, công tác này sẽ có chuyển động gì, thưa ông?

- Trong thời gian quan, lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích SXKD, khuyến khích xuất khẩu, một số DN đã thực hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Để khắc phục tình trạng nêu trên, trong những năm qua, nhất là năm 2012, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính ngành Thuế đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu và tăng cường đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Kết quả, đến nay ngành Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.495 có dấu hiệu chuyển giá, DN có hoạt động giao dịch liên kết. Qua thanh tra, kiểm tra đã kiến nghị xử lý truy thu và phạt 622,8 tỷ; giảm lỗ 3.306,6 tỷ; Giảm khấu trừ 194,5 tỷ. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá, các hành vi vi phạm thông qua hoạt động giao dịch liên kết, giúp ngành Thuế đề ra các biện pháp quản lý phù hợp.

Ngành Thuế xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 cũng như đến năm 2015 là tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá. Bên cạnh chương trình kiểm soát giá chuyển nhượng vừa được Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính chương trình kiểm soát chuyển giá từ nay đến năm 2015 với mục tiêu tập trung xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đối với hoạt động chuyển giá; hạn chế, ngăn ngừa các DN có quan hệ liên kết lợi dụng chuyển giao nội bộ đối với hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh.... để làm giảm nghĩa vụ thuế; tăng cường tính tuân thủ và tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh. Công tác thanh tra sẽ chú trọng đến các DN có rủi ro cao trong giao dịch liên kết, những DN có dấu hiệu chuyển giá như lỗ nhiều năm nhưng vẫn đầu tư mở rộng, nâng mức vốn đầu tư để phân chia mức khấu hao...

Năm 2013, dự báo tình hình kinh tế nói chung còn chưa hết khó khăn. Bộ Tài chính cũng vừa đề xuất Chính phủ một loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, đặc biệt là các giải pháp về thuế. Vậy nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế trong năm 2013 sẽ như thế nào?

- Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh mục tiêu đảm bảo nguồn thu cho NSNN, ngành Thuế luôn coi trọng mục tiêu nâng cao ý thức tuân thủ trong việc chấp hành pháp luật của NNT cũng như quan tâm đến việc khuyến khích, động viên các DN SXKD, từ đó thực hiện nuôi dưỡng và tạo ra nguồn thu bền vững. Đối với 2013, trước những nhận định và đánh giá còn nhiều khó khăn, thách thức của nền kinh tế, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị đã được Đảng, Nhà nước giao, đồng thời để thực hiện các mục tiêu vừa nêu, ngành Thuế tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt sau đây:

- Triển khai thực hiện kịp thời, triệt để các chính sách của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát quay trở lại; tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, xử lý hàng tồn kho, mở rộng thị trường, thúc đẩy SXKD góp phần nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu và hạn chế nợ dọng thuế, trong đó chú trọng vào thanh tra đối với các chuyên đề như: chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế GTGT, hộ kinh doanh cá thể, các DN lớn; các lĩnh vực trọng yếu như: khai thác khoáng sản, bất động sản, du lịch dịch vụ...

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

- Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế đảm bảo lộ trình đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt cả về cải cách chính sách thuế và quản lý thuế; Tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm thời gian, chi phí cho NNT, tạo mọi điều kiện thuận lợi DN SXKD phát triển.

- Thực hiện tốt chương trình phòng và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tăng cường công tác quản lý nội ngành, tăng cường kỷ cương kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, cũng cố năng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị năm 2013 đã được Đảng, Nhà nước giao.

Chúng tôi luôn ý thức rằng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN chính là góp phần giúp DN vượt qua khó khăn, có doanh thu,  lợi nhuận, qua đó ngành thuế cũng thực hiện được nhiệm vụ của mình..

Xin cám ơn ông!

Thanh Lan (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.