"Hóa giải" bệnh cảm cúm chỉ duy nhất một chén thuốc

Ông Nguyễn Trọng Thông là hậu duệ thứ 5 của một dòng họ nổi tiếng về y thuật. Nhưng cả cuộc đời bốc thuốc của ông gần như chỉ tập trung trị một chứng bệnh thoáng nghe rất đơn giản là bệnh cảm, và mỗi lần cắt thuốc ông chỉ cắt duy nhất một chén thuốc. Nếu có ai năn nỉ xin cắt thêm thì ông cười: “Lấy nhiều mần chi, thuốc của tui chỉ cần một chén là khỏi”.

Ông Nguyễn Trọng Thông (SN 1946, xóm Nam Kẻ Gai, xã Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) là hậu duệ thứ 5 của một dòng họ nổi tiếng về y thuật. Nhưng cả cuộc đời bốc thuốc của ông gần như chỉ tập trung trị một chứng bệnh thoáng nghe rất đơn giản là bệnh cảm, và mỗi lần cắt thuốc ông chỉ cắt duy nhất một chén thuốc. Nếu có ai năn nỉ xin cắt thêm thì ông cười: “Lấy nhiều mần chi, thuốc của tui chỉ cần một chén là khỏi”.

Lão nông Nguyễn Trọng Thông...
Lão nông Nguyễn Trọng Thông...

Chuyên trị bệnh “gà rù”

Ban đầu, lão nông này không muốn nói đến việc chữa bệnh của mình vì cho rằng đó chỉ là chuyện nhỏ, bệnh cũng không có gì ghê gớm, chỉ là mấy chứng cảm mạo thông thường. Ông gọi những người bị cảm mà phải tìm đến mình là “cảm quá đà” vì bình thường chẳng mấy người cảm sốt xoàng xoàng mà phải lặn lội đi cắt thuốc về sắc.

Thường khi thấy nóng lạnh, ho, nhức đầu, sổ mũi, hầu như ai cũng chạy ra hàng thuốc Tây để mua một vài liều về uống, vừa nhanh vừa tiện. Nhiều hàng thuốc còn kê sẵn thuốc cảm đựng trong các túi bóng, ai hỏi đến là có ngay, không mất một giây chờ đợi nào. Chỉ khi dùng thuốc Tây không đỡ, bệnh nhân mới tìm đến ông.

Ông Thông giải thích cảm là chứng bệnh đơn giản nhưng nếu để lâu sẽ dễ gây biến chứng, ảnh hưởng đến ngũ tạng, đường hô hấp, tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch. Có nhiều chứng cảm khác nhau như cảm hàn, cảm nắng, cảm hơi đất… Nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả của mỗi loại đều khác nhau. Đi nắng về đang mồ hôi mồ kê nhảy vào tắm cũng bị cảm, trời nóng quá đêm nằm xuống sàn nhà ngủ cho mát cũng bị cảm...

Người bị bệnh cảm tìm đến ông toàn trong tình trạng “rũ rượi như gà rù” vì hắt hơi sổ mũi, người thì nóng hầm hập, người thì rét run lẩy bẩy, có người khi được người nhà chở đến còn quấn theo hai ba lớp chăn vẫn kêu rét run, rên hừ hừ trong khi ngoài trời nắng chang chang như đổ lửa. Người ngoài nhìn vào cứ tưởng người bệnh tái xanh tái xám chạy hàng chục cây số đến cầu cứu ông Thông phải mắc chứng gì ghê gớm lắm, nhưng thực chất hầu hết họ đều đã kiệt quệ vì bị cảm nhiều ngày mà chưa dứt được.

Ông Thông không có một “công thức” chung cho các chứng cảm, vì mỗi người mỗi loại không ai giống ai. Thuốc bán cho người bệnh ở ngoài hàng chủ yếu đại trà, người may mắn hợp thuốc thì khỏi, nếu không khỏi cần phải được “trở bài đổi thuốc” nhưng cả người bán lẫn người mua đều không mấy khi để ý đến việc này. Chính vì thế, ông Thông cho rằng không phải thuốc của ông “tài” hơn Tây y, mà chỉ do ông biết cách “điều” đúng loại trị đúng bệnh.

Bài thuốc chỉ cần một chén

Người địa phương cho biết thuốc của ông Thông vô cùng đặc hiệu: Đang sốt nóng sốt rét ầm ầm chỉ cần sắc uống hết một cốc đã thấy người dịu lại; nhất là người nào đang bị sổ mũi lau không kịp, uống thuốc xong là có thể khoan khoái đứng lên cúi xuống cười nói hít thở bình thường, dứt hẳn chuyện sụt sịt.

Ông Thông gọi thuốc của mình là “đông nam hỗn hợp”. Hỏi ông có bí quyết gì mà chữa cảm tài thế, ông Thông nói: “Chẳng có chi là bí quyết trong bài thuốc chữa mấy loại bệnh cảm này. Tía tô, kinh giới, bạc hà… toàn các loại lá quen thuộc cả nhưng quan trọng nhất là gia giảm như nào cho phù hợp với từng “con bệnh”. Đặc biệt nhiều người bị cảm nhiều ngày không ăn không uống được dẫn đến suy nhược nặng, sức khỏe kiệt quệ, phải chế thêm một số vị thuốc bắc giúp bồi bổ cơ thể, kết hợp với thuốc nam”.

Lão nông Nguyễn Trọng Thông và tháng thuốc chữa bệnh cảm trứ danh
Lão nông Nguyễn Trọng Thông và tháng thuốc chữa bệnh cảm trứ danh

Lần đầu đến ông Thông cắt thuốc, người chưa quen có thể “sinh nghi” vì thấy ông thầy này khám bệnh đơn giản quá, khám bệnh, bốc thuốc… khâu nào cũng “đơn giản như trò chơi”. Với những bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt của từng loại cảm, ông Thông hỏi bệnh và bốc thuốc rất nhanh, mỗi trường hợp thường không quá 10 phút.

Rất ít thấy ông Thông bắt mạch cho người bệnh. Ông giải thích không phải do “chạy đua” gì với thời gian mà quan điểm của ông là không việc gì phải “màu mè” trong khám chữa bệnh, tiết giảm được cái gì hay cái ấy.

Ông nói: “Tâm lý của nhiều người đến khám là thích chìa tay ra cho thầy thuốc bắt mạch, nhưng tôi thấy việc này nhiều khi không cần thiết. Chỉ khi nào người bệnh không nói được cụ thể mình bị đau ở đâu, các biểu hiện bệnh có dấu hiệu “loạn” không xác định được chính xác là bệnh gì, lúc ấy mới phải thăm mạch. Còn thông thường chỉ cần nhìn hoặc nghe các triệu chứng cơ bản là tôi đã nắm được loại bệnh cảm nào, cứ thế mà bốc thuốc”.

Ngay cả khi ông cắt thuốc xong, người bệnh thấy ông đưa ra mỗi một chén thuốc đựng toòng teng trong cái túi nilon, đều thường năn nỉ xin cắt thêm vài ba chén thì ông cũng từ chối vì: “Lấy nhiều mần chi, thuốc của tui chỉ cần một chén là khỏi”.

Ông Thông khẳng định nếu thuốc đúng bệnh thì chỉ cần uống hết một chén là dứt cảm cúm, không cần phải uống thêm. Còn nếu đã không đỡ thì phải đổi bài thuốc khác chứ không thể “bổn cũ soạn lại”, vì thế trong trường hợp nào cũng không cần phải lấy thêm chén thứ hai. Nói rồi ông cười: “Nhiều người cũng lạ, lấy ít thuốc không yên tâm lại cứ đòi lấy nhiều, tôi phải giải thích mãi họ mới chịu cầm một chén thuốc ra về”.

Mọi thang thuốc giá đồng hạng

Một chén thuốc cho bất kỳ bệnh cảm cúm nào, ông Thông đều lấy giá đồng hạng là 30 ngàn đồng. Đây là mức giá mới “niêm yết” được vài tháng nay, mặc dù đây đã là giá rẻ gần một nửa so với mặt bằng thuốc bắc thông thường nhưng ông Thông vẫn ngại ngần kèm theo lời phân trần không ngớt về việc giá thuốc tăng, còn trước đó một chén thuốc của ông chỉ có 15 ngàn đồng.

Ông cho biết mặc dù đây nghề gia truyền, đến đời mình là đời thứ 5 nhưng chưa bao giờ gia đình ông sống bằng nghề thuốc. Vợ chồng ông có hai nghề, ông làm nông nghiệp, còn bà muối cà, hai ông bà dựa vào đó mà nuôi 7 người con học hành thành đạt đến nay đều ra ngành ra nghề.

Một chén thuốc của ông bao gồm những vị cơ bản nhất, không màu mè hoa lá, tiền thuốc đáng bao nhiêu ông lấy đúng bấy nhiêu. “Không chịu” bán với số lượng nhiều, ông Thông còn luôn tìm cách để tiết kiệm giá thành cho một chén thuốc.

Ông kể rất hồn nhiên cứ vài ba ngày ông lại phải đến các đầu mối bán thuốc để mua, mỗi lần mua chỉ ít một, đề phòng thuốc bắc để lâu bị mốc. Theo giải thích của ông thì nếu tích trữ nhiều thuốc trong nhà sẽ rất dễ hư hỏng, nhiều nơi tính giá thuốc bao gồm cả chi phí cho số thuốc vứt đi này, vì thế ông quyết định thà chịu khó mất công một chút còn hơn bắt người bệnh phải gánh thêm tiền… thuốc mốc.

Lão nông có tài bốc thuốc tâm sự: “Có người xui tôi cứ “chiều chuộng” người bệnh, thích lấy mấy chén thì mình cắt bấy nhiêu, “đẹp” nhất là cứ cắt 3 thang một lấy 100 ngàn đồng, nhưng tôi không thể làm thế được. Nghề thuốc là nghề không mặc cả tiền nong, mình bảo một chén thuốc bao nhiêu thì cũng chẳng bệnh nhân nào kêu đắt rẻ bao giờ, có cho thêm ít vị lấy đắt thêm cũng không ai nói, nhưng lương tâm tôi không cho phép. Kể cả người bệnh đến cắt thuốc lúc nửa đêm gà gáy tôi cũng không bao giờ từ chối và cũng không bao giờ đòi hỏi tiền người ta, quan trọng nhất là chữa cho được bệnh”. 

Tuyết Lan

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.