Thiết bị mới của nhà sản xuất động cơ Công thức 1 giúp giảm áp lực về thiếu máy thở trong chữa trị Covid-19

Thiết bị CPAP mới được phát triển giúp giảm áp lực về thiếu máy thở trong điều trị Covid-19 trên toàn cầu.
Thiết bị CPAP mới được phát triển giúp giảm áp lực về thiếu máy thở trong điều trị Covid-19 trên toàn cầu.
(PLVN) - Báo cáo về việc sử dụng các thiết bị CPAP tại các bệnh viện ở Trung Quốc và Italy để điều trị cho người nhiễm virus corona, chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân đã không cần dùng đến máy thở. 

 

Mercedes  - nhà sản xuất động cơ Công thức 1 đã hợp tác với các bác sĩ lâm sàng và kỹ sư đại học ở London (Anh) để thiết kế máy trợ thở cho bệnh nhân Covid-19. Loại máy này có thể nhanh chóng được sản xuất hàng loạt nhằm giảm áp lực về nhu cầu máy thở trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn cầu.

Tuyên bố từ Đại học College London (UCL) cho biết, thiết bị áp lực đường thở dương liên tục (CPAP), được tái thiết kế từ một máy hiện có trong vòng chưa đầy 100 giờ, đã được Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế và dược phẩm Vương quốc Anh khuyến nghị sử dụng. 

Khi dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, nhiều quốc gia đã thiếu hụt nghiêm trọng máy thở, bao gồm cả Anh. Báo cáo về việc sử dụng các thiết bị CPAP tại các bệnh viện ở Trung Quốc và Italy để điều trị cho người nhiễm virus corona, chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân đã không cần dùng đến máy thở.

Máy CPAP giúp giữ cho đường thở của bệnh nhân mở và tăng lượng oxy vào phổi bằng cách đẩy không khí và oxy vào miệng và mũi với tốc độ liên tục.

Nhờ CPAP, một nửa bệnh nhân ở các bệnh viện tại Trung Quốc và Italy không cần dùng đến máy thở.
 Nhờ CPAP, một nửa bệnh nhân ở các bệnh viện tại Trung Quốc và Italy không cần dùng đến máy thở.

Giáo sư Mervyn Singer thuộc Đại học Bệnh viện Đại học London (UCLH) cho biết: "Những thiết bị này sẽ giúp cứu sống người nhiễm Covid-19 bằng cách đảm bảo máy thở chỉ cần dùng cho những người bị bệnh nặng nhất".

Theo tuyên bố, 100 máy CPAP mới thiết kế sẽ được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng tại UCLH, với việc "triển khai nhanh chóng đến các bệnh viện trên khắp đất nước trước dự đoán gia tăng số người nhập viện do Covid-19".

Sau các thử nghiệm lâm sàng, Mercedes và các đội đua F1 khác có thể sản xuất tới 1.000 thiết bị/ngày.

Một số chuyên gia đã đưa ra quan ngại rằng việc sử dụng máy CPAP có thể khiến nhân viên bệnh viện gặp nguy hiểm bằng cách tạo ra một màn sương nhỏ chứa virus. Nhưng Cơ quan Y tế Quốc gia Anh đã khuyến nghị các thiết bị này được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona, nói rằng nguy cơ nhiễm trùng là thấp khi nhân viên y tế trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cá nhân.

Andy Cowell, giám đốc điều hành của Mercedes-AMG High Performance Powertrains, cho biết ông tự hào rằng nhà sản xuất động cơ F1 có thể tham gia và giúp cung cấp thiết bị theo "khung thời gian nhanh nhất có thể".

Trong một diễn biến khác, nhóm các doanh nghiệp bao gồm Airbus (EADSF), Ford (F) và BAE Systems (BAESF) và một số đội đua F1 cho biết hôm 30/3 rằng họ đã nhận được đơn đặt hàng từ Chính phủ Anh để sản xuất hơn 10.000 máy thở.

Nhóm doanh nghiệp này cho biết họ sẽ bắt đầu sản xuất trong tuần này và dự kiến sẽ được kiểm định nhanh chóng theo quy định sau đợt kiểm toán cuối cùng. Các đội đua F1 làm việc trong dự án bao gồm McLaren, Mercedes, Red Bull Racing, Renault Sport Racing và Williams.

Tuần trước, nhà sản xuất máy hút bụi Dyson cho biết họ đã thiết kế một máy thở mới để điều trị cho bệnh nhân virus corona. Nó có kế hoạch sản xuất 10.000 thiết bị cho Chính phủ Anh và tặng 5.000 cho các quốc gia khác.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.