Mỹ xác nhận bố trí đầu đạn hạt nhân trên tàu ngầm

Một tàu ngầm của Mỹ.
Một tàu ngầm của Mỹ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 4/2 xác nhận Hải quân nước này đã trang bị một tên lửa đạn đạo phóng với đầu đạn hạt nhân công suất thấp trên tàu ngầm.

Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận Hải quân nước này đã bố trí tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân công suất thấp W76-2 trên tàu ngầm. 

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách về chính sách John Rood trong một tuyên bố cho hay, việc bổ sung đầu đạn hạt nhân trên tàu ngầm như vậy giúp tăng cường khả năng răn đe của Mỹ, đồng thời cung cấp cho nước này một vũ khí chiến lược năng suất thấp luôn sẵn sàng tác chiến.

“Việc này hỗ trợ cam kết tăng cường khả năng răn đe của chúng tôi và chứng minh cho các đối thủ tiềm năng của chúng tôi rằng họ không có bất kỳ lợi thế nào trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân hạn chế vì Mỹ có thể bảo đảm phản ứng quyết liệt với mọi kịch bản đe dọa nào”, ông Rood nhấn mạnh.

Giới chức Mỹ cho hay, việc nước này bố trí đầu đạn hạt nhân công suất thấp trên tàu ngầm như vậy là để đáp trả việc Nga thử nghiệm các vũ khí tương tự.

Trước đó, Chính sách hạt nhân chiến lược năm 2018 của Bộ Quốc phòng cũng đã kêu gọi quân đội nước này mở rộng năng lực hạt nhân công suất thấp; cho biết Mỹ sẽ thay đổi số lượng nhỏ đầu đạn công suất thấp trên các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Những người ủng hộ kiểm soát vũ khí và một số nhà lập pháp cho rằng những vũ khí công suất thấp như vậy làm giảm ngưỡng cho khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân và có thể khiến xung đột hạt nhân dễ xảy ra hơn.

“Quyết định của chính quyền trong việc triển khai đầu đạn W76-2 vẫn là một sai lầm và nguy hiểm. Việc triển khai đầu đạn này không giúp gì trong việc khiến người Mỹ an toàn hơn”, đại diện đảng Dân chủ Adam Smith - Chủ tịch Ủy ban quân vụ của Hạ viện - cho biết trong một tuyên bố

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) hôm tuần trước cho hay, Mỹ sẽ triển khai tên lửa Trident với đầu đạn hạt nhân công suất thấp trên tàu ngầm USS Tennessee.

Tàu này lần đầu tiên rời căn cứ của Hạm đội Mỹ ở Georgia vào cuối năm 2019 và ra khơi tuần tra ở Đại Tây Dương.

Theo đánh giá của FAS, trong số 20 tên lửa trên tàu ngầm Tennessee có 1 hoặc 2 chiếc mang đầu đạn W76-2 loại mới. Mỗi đầu đạn như vậy có công suất 5 kiloton và một tên lửa có thể mang vài đầu đạn.  

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.