Bất bình đẳng tại công sở thế giới còn lớn

Hình minh họa nguồn Internet
Hình minh họa nguồn Internet
(PLO) - Báo cáo do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 18/12 cho rằng thế giới còn phải mất nhiều trăm năm nữa mới đạt được mục tiêu bình đẳng giới tại nơi làm  việc.

Theo AFP, báo cáo cho biết, trong năm 2018, thế giới đã đạt được một số cải thiện trong vấn đề bình đẳng lương. Tuy nhiên, tỉ lệ đại diện của phụ nữ trong chính trị các nước lại giảm. Sự bất bình đẳng trong tiếp cận y tế và giáo dục cũng đã gia tăng.

Theo WEF, với tỉ lệ hiện nay, để thu hẹp khoảng cách giới trên toàn cầu trong nhiều lĩnh vực sẽ mất đến 108 năm nữa. Đặc biệt, thời gian để có thể thu hẹp khoảng cách về giới tại nơi làm việc cần đến 202 năm, WEF nhận định.

Báo cáo thường niên của WEF theo dõi những sự bất bình đẳng liên quan đến  giới tại 149 nước trên 4 lĩnh vực là y tế, giáo dục, cơ hội kinh tế và trao quyền chính trị.  

Đọc thêm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.

Chaebol - trụ cột lâu đời của nền kinh tế Hàn Quốc ra đời và phát triển như thế nào?

Samsung luôn giữ vị thế chaebol hàng đầu tại Hàn Quốc. (Ảnh: mekongasean.vn)
(PLVN) - Là trụ cột lâu đời của nền kinh tế thần kỳ Hàn Quốc, các chaebol là những tập đoàn lớn do gia đình điều hành, chiếm phần lớn trong nền kinh tế của xứ sở kim chi. Bắt nguồn từ các từ tiếng Hàn “chae” (sự giàu có) và “bol” (gia tộc), các chaebol bắt đầu hình thành từ sau Thế chiến 2.