Quốc hội thông qua đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Với 443/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (QH) Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về chủ trương đầu tư Dự án.

Theo đó, về sự cần thiết đầu tư Dự án, đa số ý kiến nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; việc đầu tư Dự án đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Có ý kiến đề nghị tính toán, kỹ lưỡng tất cả các yếu tố và rủi ro để có giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ (UBTV) thống nhất với đa số ý kiến các vị đại biểu (ĐB) QH về sự cần thiết đầu tư Dự án. Thực tế Dự án đã được nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư trong thời gian khá dài (khoảng 18 năm) và tham khảo kinh nghiệm tại một số quốc gia có phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới để hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trong đó đã phân tích, tính toán với kết quả dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực, vị thế Việt Nam hiện nay là điều kiện thích hợp để triển khai đầu tư Dự án.

Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư, các yếu tố, điều kiện để triển khai Dự án. Tuy nhiên, các tính toán tại bước nghiên cứu tiền khả thi mới chỉ mang tính sơ bộ, do đó đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi Dự án, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục tính toán cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố, rủi ro để có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi cho Dự án.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của Dự án, một số ý kiến đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả tài chính, nhất là khả năng thu hồi vốn, khả năng hoàn trả vốn và việc trợ giá cho Dự án trong quá trình vận hành, khai thác.

UBTVQH xin báo cáo: Chính phủ đã tính toán các lợi ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp rất lớn nhưng không thể tính toán vào nguồn thu và hiệu quả tài chính Dự án. Tương tự mô hình các nước trên thế giới, các dự án đường sắt mang lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên doanh thu tính toán hoàn vốn cho Dự án chủ yếu từ nguồn thu vận tải, khai thác thương mại để cân đối cho chi phí vận hành, bảo dưỡng phương tiện, bảo trì kết cấu hạ tầng và trả phí hạ tầng cho Nhà nước. Theo đó, trong 4 năm đầu khai thác, doanh thu chỉ bù đắp được chi phí vận hành, bảo trì phương tiện, do đó Nhà nước cần hỗ trợ một phần từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho hệ thống đường sắt như hiện nay để bảo trì kết cấu hạ tầng.

Về nguồn vốn cho Dự án, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá đầy đủ hơn về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn cho từng giai đoạn của Dự án để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; đề nghị bổ sung đánh giá kỹ lưỡng về tác động của việc đầu tư Dự án đến bội chi ngân sách nhà nước, nợ công và khả năng trả nợ của ngân sách trong trung và dài hạn. Có ý kiến cho rằng, Dự án trải qua 3 kỳ trung hạn, vì vậy tổng mức đầu tư được duyệt giai đoạn nào thì chỉ tính trong giai đoạn đó, phần vốn được thực hiện giai đoạn nào thì tính vốn vào kỳ trung hạn đó và không nên chuyển từ kỳ trung hạn trước qua kỳ trung hạn sau.

UBTVQH xin báo cáo: Dự án kéo dài qua 3 kỳ trung hạn, khả năng cân đối vốn, bố trí vốn để thực hiện Dự án, cụ thể: giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn cho Dự án khoảng 538 tỷ đồng (sử dụng cho công tác chuẩn bị đầu tư) đã được cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ Giao thông vận tải; giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu vốn khoảng 841.707 tỷ đồng và giai đoạn 2031 - 2035, nhu cầu vốn khoảng 871.302 tỷ đồng.

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, hiện nay đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, phần chuyển tiếp sang giai đoạn sau không quá 20% kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước. Dự án kéo dài qua 3 kỳ trung hạn nên việc xác định khả năng cân đối vốn là chưa có quy định. Do đó, tại dự thảo Nghị quyết đã quy định Dự án được bố trí vốn qua các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn bố trí mỗi kỳ trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, nhiều ý kiến cho rằng, Dự án có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược dài hạn, tác động sâu, rộng tới mọi mặt của nền kinh tế - xã hội nước ta và có quy mô rất lớn, yêu cầu về công nghệ kỹ thuật phức tạp, lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cho Dự án thì việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là rất cần thiết.

UBTVQH thống nhất với ý kiến các vị ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong việc áp dụng triển khai thực hiện Dự án. Đồng thời, giao Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách này. Trong quá trình thực hiện, trường hợp tiếp tục cần phải bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện, Chính phủ sẽ trình QH, UBTVQH xem xét quyết định.

Đọc thêm

Lạng sơn có tân Bí thư tỉnh ủy

Lạng sơn có tân Bí thư tỉnh ủy
(PLVN) - Ông Hoàng Văn Nghiệm – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7
(PLVN) - Sáng  / 12, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã đến dâng hoa, dâng hương Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Bình Dương.

Hội nghị quán triệt các nội dung quan trọng về tinh gọn bộ máy, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - Sáng 01/12, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Cấm các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 2025

Hình ảnh phiên họp chiều 30/11. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.
(PLVN) - Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Bế mạc Kỳ họp thứ 8 - Tạo tiền đề tốt nhất bước vào kỷ nguyên mới

Các đại biểu dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chiều 30/11, sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của Nhân dân, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc.

Quốc hội thông qua Luật Điện lực (sửa đổi)

Các đại biểu bấm nút thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 30/11, có 439/463 đại biểu QH tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 91,65% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).

Có 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự phiên họp sáng 30/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Luật Tư pháp người chưa thành niên vừa được thông qua quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm xử lý kịp thời và hiệu quả đối với người chưa thành niên; giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội…

Cần luật hóa tài sản số, tiền số

Quang cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Thống kê cho thấy Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người có sở hữu tài sản số, hàng năm có khoảng 120 tỷ USD là tiền mã hóa được chuyển vào Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải luật hóa để điều chỉnh vấn đề tài sản số.