Quốc hội đồng ý bổ sung phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật.
(PLVN) - Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Trong đó, Quốc hội đồng ý việc bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được 449 đại biểu tán thành, tương đương 92,96% tổng số đại biểu Quốc hội.

Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 điều trong dự án Luật gồm: Điều 12, 25, 26A với tỷ lệ tán thành cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP sửa đổi, bổ sung 26 điều, chỉnh lý kỹ thuật 3 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP trình Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: nhiều ý kiến tán thành việc bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” tại Điều 12 dự thảo Luật; một số ý kiến đề nghị giữ quy định Điều 12 như Luật hiện hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Theo đó, bổ sung “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử (tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật). 

Vấn đề này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực tiễn hoạt động tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý các nội dung liên quan tại khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 7 Điều 12 và khoản 6 Điều 44 của dự thảo Luật. 

Về trưng cầu giám định trong trường hợp cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức giám định (Điều 25), có ý kiến tán thành với quy định tại khoản 4 Điều 25 về giao trách nhiệm cho một cơ quan, tổ chức chuyên môn về GĐTP chủ trì việc thực hiện giám định; có ý kiến đề nghị chỉnh lý giao trách nhiệm này cho người trưng cầu GĐTP.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, GĐTP là hoạt động chuyên môn, khoa học, do đó, quá trình tiến hành giám định phải do chính cơ quan, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực GĐTP thực hiện. Nếu giao cho cơ quan trưng cầu giám định (cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng) chủ trì, phối hợp việc thực hiện GĐTP sẽ không bảo đảm tính độc lập, khách quan và không phù hợp với tính chất của hoạt động này. 

Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về giao trách nhiệm cho một trong các cơ quan, tổ chức thực hiện GĐTP làm đầu mối tổ chức việc giám định như dự thảo Luật.

Về thời hạn giám định (Điều 26a), có ý kiến cho rằng, thời hạn giám định quy định tại khoản 3 (thời hạn tối đa 3 tháng, trường hợp đặc biệt là 4 tháng) chưa rõ ràng, cần quy định cụ thể để bảo đảm sự thống nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đối với trường hợp giám định theo vụ việc thì ở từng lĩnh vực giám định như đầu tư, tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông, khoa học và công nghệ... do quy chuẩn chuyên môn và quy trình thực hiện hoàn toàn khác nhau nên thời hạn giám định cũng không thể giống nhau. 

Để bảo đảm tính khả thi, Luật GĐTP chỉ quy định thời hạn tối đa, còn thời hạn ở từng lĩnh vực chuyên môn được giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực quy định cụ thể. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định thời hạn GĐTP như dự thảo Luật.

Cũng tại phiên làm việc chiều 10/6, Quốc hội đã thông qua 2 Nghị quyết quan trọng với tỷ lệ đại biểu tham gia biểu quyết đều đạt trên 90%.

Cụ thể, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 với tổng số 454/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94% tổng số đại biểu Quốc hội).

Đồng thời, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp với tỷ lệ 456/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,41%).

Cụ thể, Quốc hội quyết nghị kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 đến hết ngày 31/12/2025.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...