Quốc gia châu Âu đầu tiên áp dụng chế độ 'nghỉ phép kỳ kinh nguyệt'

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tây Ban Nha trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cho phép nữ lao động nghỉ phép kỳ kinh nguyệt vài ngày mỗi tháng.

Ngày 17/5, chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua một dự luật cho phép nữ lao động nghỉ phép có lương trong những ngày kinh nguyệt và bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ.

“Hôm nay tôi muốn gửi một thông điệp ủng hộ quốc tế đối với tất cả phụ nữ đang đấu tranh cho quyền sinh sản và tình dục. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chính phụ nữ mới là người quyết định điều gì xảy ra với cơ thể của họ", Bộ trưởng Bình đẳng giới Irene Montero phát biểu trước các phóng viên.

Theo CNBC, nữ lao động tại Tây Ban Nha có thể được phép nghỉ có lương trong 3 ngày nếu đau bụng kinh và có giấy xác nhận của bác sĩ. Một số trường hợp đặc biệt có thể được phép nghỉ đến 5 ngày.

Ngoài ra, dự luật cũng đề xuất các cơ sở giáo dục cung cấp sản phẩm vệ sinh dành cho phụ nữ khi cần thiết. Dự luật sẽ loại bỏ thuế VAT liên quan đến các sản phẩm băng vệ sinh được cung cấp trong trường học hoặc nhà tù.

Trước đó, dự luật trên đã gây ra một cuộc tranh luận ở Tây Ban Nha về việc liệu các quy định mới có ảnh hưởng đến vị trí của phụ nữ ở nơi làm việc hay không. "Điều này có thể khiến các nhà tuyển dụng gặp mâu thuẫn khi đưa ra quyết định có nên tuyển dụng lao động nữ hay không", sinh viên 21 tuổi Pablo Beltran Martin chia sẻ.

Tuy kinh nguyệt xuất hiện do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ nên nhiều người cho rằng xin nghỉ vào kỳ kinh nguyệt là do sức khỏe có nhu cầu. "Tôi nghĩ thật tuyệt khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt có thể xin nghỉ vài ngày, giống như bất kỳ người lao động nào khác gặp vấn đề về sức khỏe", nữ diễn viên kiêm ca sĩ Christina Diaz (28 tuổi) chia sẻ.

Dự thảo cũng đề cập đến việc kéo dài thời gian nghỉ thai sản (có lương) trước khi sinh con và một số thay đổi đối với luật phá thai. Cụ thể, thanh thiếu niên từ 16 đến 17 tuổi có thể phá thai mà không cần hỏi ý kiến cha mẹ.

Ngoài Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc và Zambia là ba trong số ít các nước cho phép nữ lao động nghỉ trong giai đoạn kinh nguyệt.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.