Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép cho phương tiện thủy ra khơi, sẵn sàng các biện pháp ứng phó cơn bão số 1

Huyện Cô Tô đã kịp thời xuất bến 42 chuyến tàu đưa hơn 8.000 lượt khách về đất liền.
Huyện Cô Tô đã kịp thời xuất bến 42 chuyến tàu đưa hơn 8.000 lượt khách về đất liền.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Trước diễn biễn phức tạp của bão số 1 (Talim), để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đang hoạt động, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi bắt đầu từ 15 giờ, ngày 17/7/2023.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN& PTDS) tỉnh đề nghị Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh, Cảng vụ đường thủy nội địa, UBND các địa phương ven biển xem xét tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện thủy ra khơi (có thể xem xét, cho phép các tàu được chạy về nơi tránh trú và kết thúc công việc này trước 18 giờ ngày 17/7/2023); tạm ngừng cấp phép cho các phương tiện du lịch biển, lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch trên biển.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, hồi 7 giờ ngày 17/7/2023, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Vùng nguy hiểm trên biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15): Phía Bắc khu vực Bắc biển Đông, Bắc Vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 106,5 đến 115,5 độ Kinh Đông; cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Dự báo, đến sáng ngày 18/7/2023 (thứ 3) bão sẽ ảnh hưởng đến khu vực vịnh Bắc Bộ.

Trên 1.000 cán bộ, chiến sĩ bộ đội thường trực, dân quân tự vệ cùng 34 xe ô tô các loại, 5 tàu, 24 xuồng đã được huy động thường trực chống bão. Theo kế hoạch hiệp đồng, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 với 1.435 cán bộ, chiến sĩ và 82 phương tiện, trong đó 41 ô tô, 8 tàu, 27 xuồng, 6 xe đặc chủng sẵn sàng triển khai ngay khi có yêu cầu. Đồng thời, chỉ đạo đội liên ngành thường trực cứu hộ, cứu nạn trên Vịnh Hạ Long nắm chắc tình hình trên biển, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời khi có tình huống xảy ra. Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tổ chức các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc các đơn vị triển khai công tác phòng, chống diễn biến của bão.

UBND huyện Đầm Hà đã thành lập 3 tổ công tác trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Vĩnh Khuyến (tổ công tác số 1) cùng lãnh đạo các phòng, ban liên quan và lãnh đạo các xã ven biển đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 1 tại khu vực biển huyện Đầm Hà; kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền vụng Thoi Dây xã Tân Lập; kiểm tra tại các khu vực lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển và công tác phòng chống bão của ngư dân các xã ven biển.

Qua kiểm tra cho thấy bà con ngư dân đã nắm được thông tin về diễn biến của cơn bão và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ động bảo vệ tài sản, di chuyển người, phương tiện về nơi trú tránh bão. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của cơn bão, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Vĩnh Khuyến yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các xã tiếp tục thông tin về diễn biến của cơn bão để người dân nắm được, chủ động phòng tránh. Chủ tịch UBND các xã ven biển phải liên lạc, thống kê, rà soát từng phương tiện, từng hộ, từng nhân khẩu trên các tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản, yêu cầu di chuyển đến nơi an toàn trước 16h ngày 17/7.

Các hộ dân khẩn trương chằng chống nhà cửa, lồng bè nuôi trồng thủy sản, di chuyển đến nơi an toàn, không để thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra. Ngay trong chiều nay 17/7, tổ chức đoàn công tác của công an huyện và các xã đôn đốc, rà soát, kiểm tra lại toàn bộ tàu thuyền, lồng bè trên khu vực biển, yêu cầu toàn bộ người dân di chuyển về nơi trú ẩn an toàn. Chủ tịch UBND các xã chịu trách nhiệm toàn diện đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức trực bão 24/24 giờ để tiếp nhận chỉ đạo của tỉnh và triển khai phương án Phòng chống bão số 1 trên địa bàn huyện. Chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư sẵn sàng khi có yêu cầu...

Tại TX Quảng Yên, Chủ tịch UBND TX Trần Đức Thắng, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã, tiến hành kiểm tra và chỉ đạo tại hiện trường các phương án, sẵn sàng ứng phó, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và phương tiện tàu thuyền của nhân dân.

Kiểm tra tại kho Hạt quản lý đê Quảng Yên, ở phường Phong Hải, hiện trong kho đã dự trữ 2.610 rọ thép, dây thép buộc 1.702kg, bao tải 6.340 cái, vải bạt chống sóng 1.500m2, bè cứu sinh nhẹ 10 chiếc. Các bãi đá hộc dự trữ dùng để cứu hộ đê trong trường hợp khẩn cấp được phân bổ tại các điểm xung yếu dọc trên tuyến đê Hà Nam là 9.727m3.

Chủ tịch UBND TX Quảng Yên Trần Đức Thắng kiểm tra kho dự trữ vật liệu chống bão tại Hạt quản lý đê.
Chủ tịch UBND TX Quảng Yên Trần Đức Thắng kiểm tra kho dự trữ vật liệu chống bão tại Hạt quản lý đê.

Chủ tịch UBND TX Trần Đức Thắng nhấn mạnh với cán bộ kho: Đây là cơn bão đầu tiên trong năm 2023 và là cơn bão có cường độ mạnh đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Do đó đồng chí yêu cầu cán bộ trông coi kho kiểm đếm lại toàn bộ những dụng cụ cần thiết trong kho, ứng trực sẵn sàng xuất - cấp vật tư dự trữ và tham mưu xử lý sự cố đê, nhằm tránh những thiệt hại khi bão đến.

Kiểm tra đoạn cửa khẩu qua đê, thuộc KCN Nam Tiền Phong tại thôn 4, xã Tiền Phong, Chủ tịch UBND thị xã giao xã Tiền Phong cùng với Ban lãnh đạo KCN, chuẩn bị các phương tiện cần thiết như: Cánh phai, xe nâng, xe cẩu… sẵn sàng đề phòng, xử lý khi mưa to kéo dài. Đồng thời yêu cầu Ban lãnh đạo KCN cùng với chính quyền địa phương hết sức chú ý đoạn đường qua đê này, tuyệt đối không được chủ quan, đề phòng cao nhằm chủ động ứng phó, không để bị động, đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn yên tâm lao động, sản xuất.

Kiểm tra tại bến neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Tân An và cống 5 cửa khu vực này, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thị xã cắt cử người ứng trực 24/24h và phải kiểm tra lại toàn bộ các cánh phai, cửa phai…, tiến hành vận hành thử để kịp thời bổ sung, tu bổ sẵn sàng tiêu thoát nước khi bão đến. Phường Tân An thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các phương tiện đánh bắt xa bờ, các chủ lồng bè biết tình hình, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng, tránh, vào đất liền trước 17h00, ngày 17/7.

Tính tới thời điểm hiện tại, tổng số tàu thuyền đã được thông báo, kêu gọi trên địa bàn thị xã là 2.628 chiếc; đã có 85% số tàu thuyền vào bến hoặc vào nơi tránh trú an toàn. Cùng với đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn các xã, phường đã thông tin cho 100% tàu thuyền, lồng bè nuôi về diễn biến của bão số 1.

Theo thông tin từ UBND huyện Cô Tô, để chủ động công tác phòng, chống bão số 1, huyện đã kịp thời thông tin đến nhân dân và du khách về diễn biến của bão, kịp thời xuất bến 42 chuyến tàu đưa hơn 8.000 lượt khách về đất liền.

Được biết, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 2.500 khách lưu trú, trong ngày 17/7, huyện sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền đưa du khách về đất liền trước khi bão đến. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho du khách, huyện Cô Tô đã kêu gọi 425 phương tiện hoạt động trên địa bàn huyện (tàu thuyền của huyện là 306 phương tiện, ngoài huyện là 119 phương tiện). Đến nay đã có 216 phương tiện về nơi tránh trú an toàn, còn 209 phương tiện đang tiếp tục di chuyển về nơi tránh trú.

Trước đó, huyện Cô Tô đã chỉ đạo các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các xã, thị trấn đảm bảo quân số các lực lượng trực 24/24 giờ. Kịp thời cập nhật và thông tin trên loa truyền thanh của huyện về tình hình mưa bão đến người dân; báo cáo tình hình địa bàn về UBND huyện qua cơ quan thường trực (Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp).

Các xã, thị trấn đã chủ động kiểm tra tình hình phòng chống bão ở các thôn, khu, huy động lực lượng chằng chống nhà cửa cho người dân, kiểm tra các nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở để có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Các công trình đang thi công (đường, cống) phải có biển cảnh báo, rào chắn để đảm bảo an toàn.

Các đồn Biên phòng, các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát các phương tiện trên địa bàn, yêu cầu chủ phương tiện đưa tàu vào nơi tránh trú an toàn. Nếu bão đến, xét thấy không an toàn khi người dân ở trên tàu phải yêu cầu, cưỡng chế người dân lên bờ.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ trì triển khai Kế hoạch hiệp đồng PCTT&TKCN với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy để chỉ đạo, điều hành từng lĩnh vực, từng địa bàn. Các đơn vị, các xã, thị trấn chủ động chuẩn bị sẵn sàng theo phương châm 4 tại chỗ. Kiểm tra, rà soát lại các vật tư, phương tiện đảm bảo thực hiện đáp ứng tốt cho công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ.

Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện thông tin kịp thời bản tin tình hình mưa bão đến người dân, du khách, duy trì phát bản tin về tình hình bão và khuyến cáo các biện pháp phòng chống.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.