Quảng Nam mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ tạo động lực phát triển

Quảng Nam mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ tạo động lực phát triển
(PLO) - Chân tình, thẳng thắn và không né tránh trách nhiệm là những gì mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn thể hiện khi trao đổi với Pháp Luật Việt Nam về những quyết sách xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời chia sẻ hướng giải quyết những vấn đề, thông tin “nóng”, còn vướng mắc của địa phương trong thời gian qua.
Ai có năng lực đều được đề bạt
Một trong những điểm nổi bật của Quảng Nam được ghi nhận là có bước đột phá về chỉ số PCI. Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến những quyết sách từ phía chính quyền mà ông là người đứng đầu. Ông có thể chia sẻ về vấn đề này?
- Năm 2014, chỉ số PCI Quảng Nam đạt 59,97 điểm, tăng 13 bậc so với năm 2013, xếp 14/63 tỉnh, thành trong cả nước và đứng thứ 4 trong vùng duyên hải miền Trung. Điều này có thể khẳng định, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng lực cạnh tranh luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thước đo phản ánh rõ nhất về hiệu quả điều hành kinh tế - xã hội của chính quyền tỉnh. 
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu 
Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, Quảng Nam đã có những quyết sách cụ thể như thực hiện tốt Quy chế “Một cửa liên thông”, rút ngắn giải quyết các thủ tục. Đối với những dự án lớn, UBND tỉnh thành lập các tổ công tác nhằm hỗ trợ nhà đầu tư. Kể từ tháng 9/2014 trở đi, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức tiếp doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, bước đầu kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị từ phía doanh nghiệp. 
Ngày 6/8/2015, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện 3 khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đề ra: “Cải cách hành chính, thu hút đầu tư và đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng”; đồng thời thay đổi tư duy, thói quen và thái độ làm việc của cán bộ công chức, viên chức từ việc xem doanh nghiệp là “đối tượng quản lý” sang “đối tượng phục vụ”. Quảng Nam cũng chọn năm 2016 là “Năm cải cách hành chính” và tập trung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước…
Thời gian qua, Quảng Nam gây chú ý dư luận về  việc bố trí cán bộ trẻ vào vị trí chủ chốt, trong đó có Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ông nghĩ về việc này như thế nào?
- Có thể khẳng định rằng, mọi cán bộ công chức của Quảng Nam đều có cơ hội như nhau. Đối với đồng chí Lê Phước Hoài Bảo, quy trình thực hiện công tác quy hoạch đảm bảo đúng các bước theo Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW (ngày 5/11/2012) của Ban Tổ chức Trung ương. Ngoài ra, sau khi nghe phản ánh từ dư luận, Bộ Nội vụ đã thành lập Đoàn công tác do đồng chí Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ dẫn đầu về làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Qua làm việc đã có kết luận việc bổ nhiệm đồng chí Lê Phước Hoài Bảo giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và Nhà nước. 
Ông có thể nói rõ hơn về tiêu chuẩn để xét chọn cán bộ trẻ của Quảng Nam, trong đó có ông Lê Phước Hoài Bảo?
- Tiêu chí quan trọng thứ nhất là cán bộ đó phải được đào tạo bài bản, đạo đức tốt, có năng lực, tâm huyết với công việc và có triển vọng phát triển. Thứ hai, quy trình bổ nhiệm phải đảm bảo đúng. Thứ ba, được tập thể lãnh đạo tỉnh thông qua. 
Trường hợp ông Hoài Bảo đi theo quy trình từ phát hiện, giới thiệu đến tổ chức lấy ý kiến của Ban Chấp hành và thảo luận. Sau đó, tập thể Thường vụ Tỉnh ủy bỏ phiếu kín với 15/15 phiếu đồng ý. Nếu cán bộ công chức được đào tạo cơ bản, đảm bảo tiêu chuẩn chính trị, có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có chí tiến thủ và làm được việc, chắc chắn sẽ được thăng tiến. Ông Bảo cũng vậy. Nếu chờ đến già rồi mới đưa lên, khó đào tạo được nữa. Tôi cho rằng báo chí nên ủng hộ quan điểm này, như thế đất nước mới giàu mạnh được.
Như ông nói thì bất kỳ ai có năng lực đều sẽ được thăng tiến? Hiện nay, Quảng Nam đã đề bạt bao nhiêu cán bộ trẻ làm lãnh đạo từ huyện đến tỉnh?
- Đúng rồi. Quảng Nam rất mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản làm lãnh đạo từ huyện đến tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng xác định phát triển nguồn nhân lực là 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá.
Vừa rồi chúng tôi tuyển chọn 500 sinh viên đại học chính quy vào Trường Đảng của tỉnh đào tạo một năm rồi bổ nhiệm về các xã làm lãnh đạo. Trong 1 năm, đã đề bạt, bổ nhiệm 51 cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, tỷ lệ cán bộ trẻ trúng cử vào cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2015 - 2020 đạt 28,78%; cấp trên cơ sở 10,21%; cấp tỉnh 10,71%. Cụ thể, một người trúng vào thường vụ và năm người trúng phó chủ tịch xã. Số cán bộ này đều 24-25 tuổi hết.
Chính quyền không tiếp tay cho “lâm tặc”
Tỉ lệ hộ nghèo ở Quảng Nam hiện như thế nào, thưa ông?
- Tuy vẫn còn cao nhưng tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm rõ rệt, chỉ chiếm dưới 9% vào năm 2015 (năm 2010 là 24,18%). Với riêng khu vực miền núi còn 32%, bình quân mỗi năm giảm 5,24%, trong đó: 6 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giảm từ 69,14% xuống còn 44,6% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 4,91%; tỷ lệ hộ nghèo các xã thuộc Chương trình 135 giảm từ 76,61% năm 2010 (57 xã) xuống còn 43% vào cuối năm 2015 (85 xã), bình quân giảm 6,72%.
Xin ông cho biết, nỗ lực xóa nghèo bền vững ở Quảng Nam đã và đang tiến hành như thế nào? 
- Quảng Nam xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh đang tập trung tổ chức thực hiện, đặc biệt khu vực miền núi. Các chương trình điển hình định hướng đến năm 2020 gồm: Chương trình hỗ trợ giảm nghèo, Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững và Chương trình kết nghĩa với các xã nghèo, đặc biệt khó khăn.
Theo đó, hỗ trợ 30% mệnh giá đóng bảo hiểm y tế người cận nghèo; cấp bù 5% viện phí cho người dân tộc thiểu số; cấp bù 50% học phí cho sinh viên nghèo; hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người cận nghèo; khuyến khích hộ thoát nghèo bền vững. Với chương trình trên, từ năm 2011-2015 tỉnh Quảng Nam đã bố trí ngân sách tỉnh trên 700 tỷ đồng để thực hiện, trong đó hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cận nghèo 85 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các huyện miền núi ngoài Chương trình 30a 170,5 tỷ đồng... 
Vấn đề nóng gần đây Quảng Nam được nhắc đến là hiện tượng phá rừng, trong đó có nghi vấn chính quyền tiếp tay. Trên cương vị Chủ tịch tỉnh, ông nói gì về điều này và đã chỉ đạo hướng giải quyết tiếp theo ra sao?
- Tính đến thời điểm này, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là hơn 700.000ha, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên, nên Quảng Nam là một trong 8 tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng thuộc loại lớn của cả nước, với độ che phủ rừng năm 2015 đạt trên 50%. 
Tuy vậy, thời gian qua vẫn còn một số xã chưa làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác quản lý bảo vệ rừng; các chủ rừng chưa quản lý tốt lâm phận được giao; kiểm lâm chưa chủ động nắm bắt địa bàn để kiểm tra, truy quét các trường hợp phá rừng, khai thác rừng trái phép. Bên cạnh đó, một số cán bộ ở cơ sở buông lỏng công tác quản lý, thiếu trách nhiệm cho nên “lâm tặc” lợi dụng khai thác lâm sản trái phép tại một số địa phương như ở Bắc Trà My, Phước Sơn... 
Vấn đề này, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương liên quan tập trung điều tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định, nhất là xử lý nghiêm nếu có trường hợp cán bộ, công chức có hành vi tiếp tay cho “lâm tặc”. Đến nay cơ quan chức năng đã khởi tố 3 vụ án hình sự và xử lý vi phạm hành chính 40 trường hợp vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng. Do vậy, trên cương vị Chủ tịch UBND tỉnh, tôi khẳng định tại Quảng Nam không có tình trạng chính quyền địa phương tiếp tay cho “lâm tặc” phá rừng. 
Hướng giải quyết của Quảng Nam là tiếp tục quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 để định hướng phát triển chiến lược ngành lâm nghiệp của tỉnh một cách bền vững. Trên cơ sở đó, đã quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng với 133.548ha, rừng phòng hộ với 327.641ha và 258.733ha rừng sản xuất. Củng cố, kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng, sắp xếp và tổ chức lại các ban quản lý rừng để rừng thực sự có chủ và ký kết hợp đồng khoán bảo vệ rừng cho người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đến nay đã thực hiện khoán bảo vệ rừng cho 1.103 nhóm hộ tại 70 xã của 11 huyện, với diện tích khoảng 300.000ha. Qua đó nhằm thu hút người dân tham gia bảo vệ rừng và góp phần tăng thu nhập cho đồng bào miền núi. 
Câu hỏi cuối cùng, với những gì đạt được và chưa được, theo ông, chính quyền Quảng Nam cần rút ra bài học gì và có định hướng phát triển trong thời gian tới như thế nào?
- Theo tôi, Quảng Nam vẫn chưa xác định rõ lợi thế so sánh của tỉnh; đẩy mạnh công nghiệp hóa nhưng việc gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường còn ít; mối liên kết phát triển với các địa phương trong cả nước, nhất là các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa phát huy... Đặc biệt, chính quyền còn chưa mạnh dạn phân cấp quản lý gắn liền với trách nhiệm trong quản lý, điều hành.
Trong thời gian tới, Quảng Nam sẽ tập trung vào nhiều quyết sách, trong đó cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào lĩnh vực giao thông và lựa chọn ưu thế để ưu tiên đầu tư. Phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển khoa học và công nghệ. Cần tạo đột phá trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững bằng các cơ chế và chương trình hành động thiết thực (hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tìm việc làm…). 
Tăng cường công tác giám sát bảo vệ tài nguyên và môi trường; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tiết kiệm nguồn nguyên liệu không có khả năng tái tạo; chủ động phòng, tránh thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...