Quảng Nam khẩn trương chống bão số 5, cứu hộ tàu cá vào bờ an toàn

Quảng Nam khẩn trương chống bão số 5, cứu hộ tàu cá vào bờ an toàn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình hình cơn bão số 5 (Conson) đang đổ bộ vào đất liền, người dân Quảng Nam tranh thủ từng giờ để chống bão.

Chiều 11/9, ông Phùng Bá Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) thông tin đã liên lạc được với tàu Cảnh sát biển vùng 2, để cứu hộ, cứu nạn tàu cá số hiệu QNG - 95058 do ông Dương Văn Thạch, sinh năm 1973 làm chủ, kiêm thuyền trưởng gọi cứu hộ cứu nạn khi đang vào đất liền để tránh trú bão số 5.

“Đến 16h chiều nay (11/9), tàu Cảnh sát biển vùng 2 đã tiếp cận được với tàu cá số hiệu QNG - 95058 và thực hiện các bước cứu hộ cứu nạn đưa tàu vào bờ” - ông Vương cho biết.

Trước đó, ngày 2/9/2021, tàu cá của ông Thạch xuất bến tại Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ, đăng kí hành nghề lặn tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa, trên phương tiện có 5 lao động. Ngày 10/9, tàu chạy vào đất liền để tránh trú bão số 5, tuy nhiên hiện nay thời tiết trên biển rất xấu tàu chạy chậm tốc độ khoảng 0,45 hải lý/ giờ, cách bờ 35 hải lý, cách đảo Lý Sơn khoảng 17 hải lý, thuyền trưởng báo về yêu cầu cứu hộ, cứu nạn.

Một diễn biến khác, tàu kéo số hiệu ĐNA 0494 (Số sà lan T03) gồm 12 thành viên do ông Nguyễn Dũng sinh năm 1964, ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng làm thuyền trưởng neo tránh trú bão ở vùng biển thôn An Hải, huyện Lý Sơn (ngoài âu thuyền). Khoảng 11h ngày 11/9, sà lan bị quấn chân vịt không hoạt động được và bị trôi về hướng Nam cách vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn khoảng 02 đến 03 hải lý, các thuyền viên trên tàu không khắc phục được đã đề nghị hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn.

Hiện sà lan đã bị chìm, tất cả 12 người đã qua tàu kéo ĐNA 0494 nhưng hệ thống chân vịt tàu bị cuốn dây. Tàu hiện đang ở bãi đá cạn nên tàu của Cảnh sát biển vùng 2 rất khó tiếp cận.

Hiện tại, nước sông Trà Bồng thuộc huyện Bình Sơn đang lên.

Hiện tại, nước sông Trà Bồng thuộc huyện Bình Sơn đang lên.

Theo lãnh đạo Đài khí tượng và thủy văn Quảng Ngãi cho biết, hiện tại cơn bão số 5 cách đất liền khoảng 80 - 90km, áp sát vùng biển Quảng Ngãi (bao gồm cả đảo Lý sơn).

Dự báo, đêm nay và rạng sáng mai (12/9), khu vực tỉnh Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng trực tiếp cơn bão này, vùng biển tỉnh Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Vùng ven biển, khu vực huyện Bình Sơn, TP. Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 7, 8 giật cấp 9. Lưu vực sông Trà Bồng trong đêm nay, mực nước sông có khả năng lên báo động 1, báo động 2.

Tại cảng cá Kỳ Hà, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, nhiều tàu thuyền của ngư dân ở các xã Tam Quang, Tam Hải, Tam Giang thuộc huyện Núi Thành đã khẩn trương chạy vào bờ để neo đậu trú bão, tất cả đều tất bật tránh cơn bão Conson.

Nhiều tàu thuyền khẩn trương neo đậu tránh bão

Nhiều tàu thuyền khẩn trương neo đậu tránh bão

Một ngư dân, ở xã Tam Giang cho biết: “Tôi cùng 10 thuyền viên đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa thì nhận được thông báo có cơn bão số 5 gió giật cấp 6 đến cấp 8, vì thế chúng tôi cho tàu chạy ngay vào bờ để trú tránh bão”.

“Lo lắng vì sợ cơn bão đổ bộ vào đất liền nhanh vậy nên công việc đang rất khẩn trương, mọi việc đều gác lại để lo chống bão”, người dân cho biết thêm.

Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, tổng số tàu cá tỉnh Quảng Nam là 3.042 tàu/13.585 lao động; số tàu đang hoạt động trên biển là 139 tàu/2.706 lao động. Tất cả các tàu đã nhận được thông báo về diễn biến và hướng đi của bão.

“Tàu cá hoạt động gần bờ 42 tàu/274 lao động; ở khu vực Hoàng Sa 33 tàu/281 lao động đã di chuyển xuống phía nam và nằm ngoài khu vực nguy hiểm của bão; khu vực Trường Sa 64 tàu/2.151 lao động; số tàu không hoạt động 2.903 tàu/10.879 lao động; neo đậu tại Cù Lao Chàm có 5 tàu vận tải/69 thuyền viên”,ông Mẫn cho biết thêm.

Người dân địa phương đang khẩn trương thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2021 trước khi bão đổ bộ vào đất liền

Người dân địa phương đang khẩn trương thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2021 trước khi bão đổ bộ vào đất liền

Trong khi đó, tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, người dân địa phương đang khẩn trương thu hoạch vụ lúa hè thu năm 2021 trước khi bão đổ bộ vào đất liền để hạn chế thiệt hại.

Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, các địa phương đã và đang tập trung tổ chức thu hoạch lúa vụ hè thu để ứng phó với cơn bão số 5. Đến thời điểm hiện nay đã thu hoạch khoảng 28.000/36.000 hecta. Quyết tâm đến ngày 12/9 là ngày bão có khả năng tiếp xúc với đất liền thì các địa phương thu hoạch xong các trà lúa đã chín.

Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro, đình hoãn các cuộc họp không liên quan đến công tác chỉ đạo phòng chống bão lũ cho đến khi bão tan.

Trưa 11/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT& TKCN - Trần Phước Hiền cùng với các sở, ngành, đơn vị liên quan đã đi kiểm tra thực tế công tác ứng phó với bão số 5 tại TP Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn.

Để sẵn sàng ứng phó với bão số 5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan cần làm tốt công tác đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, tránh va đập gây hư hỏng; tuyệt đối không cho ngư dân ở lại trên tàu.

Đồng thời, yêu cầu chủ các phương tiện phải tuyệt đối chấp hành chỉ đạo của Ban Quản lý cảng cá, BĐBP tỉnh và chính quyền địa phương trong thời gian neo đậu, tránh trú bão. Phối hợp cùng chính quyền địa phương và lực lượng chức năng kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra khi bão đổ bộ vào.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.