Quan niệm sòng phẳng giữa công nhân và doanh nghiệp

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo đánh giá của một số chuyên gia, từ đầu năm 2024 đến nay, lĩnh vực sản xuất kinh doanh có nhiều tín hiệu khởi sắc. Như trong lĩnh vực sản xuất, một số DN dệt may cho biết xuất khẩu quý I tăng trưởng 10 - 15% so với cùng kỳ, đơn đặt hàng đã có đến quý II và III, nhiều DN dần phục hồi.

Thế nhưng, một khó khăn phát sinh với một số DN, là tuyển dụng công nhân rất khó. Như một nhà máy ở Củ Chi (TP HCM), khi đơn hàng trở lại, cần thêm 1.500 công nhân. Thông tin tuyển dụng được đăng tải nhiều nơi nhưng không có ứng viên nộp hồ sơ. Cty thậm chí đến các địa phương, giới thiệu về Cty, mức lương 7 - 8 triệu đồng/tháng, phụ cấp, các khoản hỗ trợ, cùng những chính sách như địa phương nào có đông lao động nhận việc, Cty sẽ tổ chức xe đưa đón, nếu đi riêng lẻ sẽ hỗ trợ tiền mặt; Cty cũng tìm sẵn nhà trọ cho công nhân mới... Thế nhưng gần 2 tháng qua, Cty này mới tuyển được 300 người.

Thống kê trên Cổng thông tin của Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM cho thấy, trong tháng 5/2024, có gần 49.000 vị trí việc làm; nhưng chỉ hơn 8.500 người có nhu cầu tìm việc. Thời gian qua, Trung tâm tổ chức 21 sàn giao dịch việc làm để kết nối lao động với DN, một số phiên người tuyển dụng nhiều hơn người kiếm việc, dù một số Cty nới rộng độ tuổi lên 40 - 45.

Tại Đồng Nai, từ đầu năm đến nay hơn 3.210 DN mở rộng sản xuất, có đơn hàng... muốn tuyển gần 41.000 người, trong đó công nhân, lao động phổ thông chiếm gần 87%, nhưng nhiều nhà máy chưa tìm đủ người theo nhu cầu. Tại Bình Dương, chỉ riêng tháng 5, các nhà máy có nhu cầu hơn 10.700 người, nhiều DN kéo dài thời gian nhận hồ sơ vì chưa đủ nguồn.

Phải chăng vì có ít người thất nghiệp, ít người cần việc, mới dẫn đến tình trạng trên? Sự thật có thể không phải như vậy, vì riêng tại TP HCM, thời gian qua, số người đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lên đến gần 60.000. Nghĩa là nhiều người chưa có việc làm ổn định, nhưng vẫn từ chối nhà máy. Một số lao động đã thay đổi quan niệm, như một người đàn ông cho rằng đã làm tại một xưởng gỗ 15 năm mà lương không tăng, DN hành xử theo kiểu “thích thì sa thải”, nên anh nghỉ việc, sau đó không muốn đi làm nhà máy nữa, không chấp nhận cuộc sống “ráo mồ hôi là hết tiền nữa”, mà làm công việc bưng bê thời vụ, chờ thời cơ tính tiếp.

Khác với trước đây, lao động phổ thông đã có nhiều lựa chọn công việc hơn như chạy xe công nghệ, giao hàng, dịch vụ với đặc điểm linh động về thời gian, cứ chăm là sẽ có tiền. Nhiều tỉnh giờ đã mở các khu công nghiệp, nhiều nhà máy mọc lên, nên một số lao động lựa chọn phương án ở quê vừa có nhà ở, vừa có việc làm, chi phí lại không đắt đỏ như TP. Và chứng kiến những cú sốc trong đợt dịch và hậu dịch Covid-19, một số lao động cảm thấy bám víu đô thị là chưa ổn, lại đặc biệt không hài lòng nếu bị bất ngờ sa thải khi Cty gặp khó khăn. Yếu tố này là một trong những điều khiến người lao động bức xúc nhất, vì có cảm giác bị “vắt chanh bỏ vỏ”.

Thực tế trên, mà điển hình là tâm sự của người đàn ông từng 15 năm làm xưởng gỗ, là điều mà bộ phận nhân sự của các DN cũng như những người làm chính sách cần lưu tâm. Dù trong bất cứ mối quan hệ nào, thì nhân văn và dựa vào nhau cũng là yếu tố phải có. Đừng vội vàng cắt giảm sa thải nhân sự lúc gặp khó khăn; mà hãy đồng cam cộng khổ, nỗ lực không bỏ rơi nhau, thực hiện trách nhiệm với nhau; là bài học cần luôn ghi nhớ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Cần kiểm soát các cuộc thi chạy bộ

Các cuộc thi chạy bộ ở Việt Nam cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho các vận động viên tham dự và người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: TQ)
(PLVN) - Cứ đến mùa thu - đông là bước vào “cao điểm” các giải chạy bộ. Hàng loạt cuộc thi diễn ra, từ những giải chạy ngắn với mục đích gây quỹ từ thiện, đến những giải chạy đêm, giải chạy mang tầm cỡ quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân đang hưởng ứng phong trào thể thao lành mạnh, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc các giải chạy bộ liên tục diễn ra cũng đang tạo nên những bất cập.

Số liệu đáng chú ý về người nhập cư tại TP HCM, Đồng Nai

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong một hội thảo khoa học vừa được tổ chức tại TP HCM, đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP đã đưa ra một nhận xét vô cùng đáng lưu ý: “TP HCM không còn là điểm đến lý tưởng của người nhập cư từ các tỉnh, thành”.

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 40 dự án văn hóa - thể thao

Giám đốc Sở VHTT TP Trần Thế Thuận giới thiệu về đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP đến 2030. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Sáng qua (15/10), UBND TP HCM tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao (VHTT) năm 2024. TP kỳ vọng đến năm 2030, tổng doanh thu ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP khoảng 148.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 12%/năm.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.