Quản lý họ, hụi, biêu, phường: Đề nghị thiết lập thêm nhiều biện pháp kiểm soát

Nhiều làng quê nghèo rúng động vì vỡ họ tiền tỷ.
Nhiều làng quê nghèo rúng động vì vỡ họ tiền tỷ.
(PLO) - Trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn xã hội cũng như yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật và đảm bảo thực thi Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về họ, hụi, biêu, phường.

Theo đó, có rất nhiều nội dung được dự kiến xây dựng nhưng đều hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý thích hợp để những người tham gia tự kiểm soát lẫn nhau, tăng cường ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ quyền dân sự.

10 năm vỡ họ hàng nghìn tỷ đồng

Nghị định số 144/2006/NĐ-CP được ban hành ngày 27/11/2006 điều chỉnh về họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) với nhiều quy định ghi nhận tập quán tốt đẹp, “tương thân, tương ái” trong đời sống nhân dân. Trải qua hơn 10 năm thi hành, Nghị định 144 đã góp phần xây dựng cơ sở pháp lý bảo đảm thực hiện quyền dân sự của người dân trong xác lập, thực hiện các quan hệ về vay tài sản nói chung và về họ nói riêng. 

Bên cạnh Nghị định 144, BLDS năm 2015 có một điều khoản điều chỉnh về họ (Điều 471). Ngoài ra, còn có một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh gián tiếp như Bộ luật Hình sự về các tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự…; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như Nghị định số 

167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình (quy định hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay)… Về cơ bản, các văn bản pháp luật điều chỉnh về họ đã đáp ứng được yêu cầu về cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ liên quan, góp phần tạo hành lang pháp lý an toàn hơn cho người dân trong các giao dịch về họ; góp phần hạn chế cho vay nặng lãi và đẩy lùi các tệ nạn xã hội khác liên quan.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu cho vay, đi vay bằng phương thức họ ngày càng đa dạng, phức tạp. Một số nơi, việc chơi họ phát triển với quy mô lớn, có tính chất phức tạp và bị 

biến tướng dưới hình thức cho vay nặng lãi. Nhiều trường hợp chủ họ đã lợi dụng lòng tin của những người tham gia chơi họ để chiếm đoạt tài sản, thực tế đã xảy ra một số vụ việc vỡ họ gây hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, tổ chức. Theo Báo cáo số 404/BC-BCA của Bộ Công an về tổng kết 10 năm thi hành Nghị định 144, đã xảy ra hàng trăm vụ vỡ họ lớn với thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng, được Công an các đơn vị ở nước ta tiếp nhận. Hay Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp cho biết, các cơ quan THADS tại 36 địa phương đã giải quyết 14.862 vụ việc thi hành án liên quan đến họ, tương ứng với số tiền được thi hành hơn 599 tỷ đồng.

Kiểm soát hợp lý quan hệ họ

Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định 144 chưa hiệu quả, còn nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước chưa biết đến Nghị định này; công tác quản lý, nắm bắt tình hình xã hội tại các địa phương còn bất cập; hiểu biết, ý thức tự bảo vệ quyền lợi của chính những người tham gia quan hệ họ còn hạn chế. Nội dung Nghị định 144 còn có những hạn chế, bất cập nhất định như quy định về người tham gia họ, hình thức thỏa thuận họ, sổ họ, cơ chế kiểm soát họ, lãi suất họ… dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền khó khăn trong công tác thi hành pháp luật. 

Trong bối cảnh BLDS năm 2015 có nhiều quy định mới liên quan đến địa vị pháp lý của chủ thể; về việc xác lập, thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự; về các giao dịch dân sự, về đại diện, về nghĩa vụ và hợp đồng, về lãi suất trong hợp đồng vay… mà chế định hợp đồng vay tài sản đã được sửa đổi, bổ sung khá cơ bản. BLDS năm 2015 cũng quy định rõ việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi phải tuân theo quy định của BLDS.

Vì vậy, từ định hướng thiết lập cơ chế tự kiểm soát lẫn nhau giữa những người tham gia họ, tăng cường ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ quyền dân sự, Bộ Tư pháp đang xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 144 với nhiều điểm mới mang tính chất hướng dẫn hành vi của người tham gia họ để đảm bảo an toàn, chặt chẽ cho các bên tham gia, đồng thời phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”. Chẳng hạn, bổ sung nhiều điều kiện tham gia họ của chủ họ, thành viên; thêm quy định về giấy biên nhận; bổ sung quy định xác định thứ tự lĩnh họ bằng hình thức biểu quyết, bình chọn…

Qua thảo luận bước đầu, nhiều ý kiến đồng tình với việc tăng cường cơ chế tự kiểm soát lẫn nhau và đề nghị thiết lập thêm những biện pháp kiểm soát tốt hơn quan hệ hụi họ bởi đây là dạng quan hệ có nhiều biến tướng phức tạp, dễ bị lợi dụng. Tuy nhiên, việc bổ sung các biện pháp này chỉ nên chặt chẽ ở mức độ hợp lý mới đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hạn chế quyền của Hiến pháp năm 2013.

Đọc thêm

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.

Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tỷ lệ cấp phiếu Lý lịch Tư pháp trực tuyến toàn phần

Sở Tư pháp Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị liên ngành đánh giá tình hình thực hiện Quy chế phối hợp về tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 09 tháng đầu năm 2024
(PLVN) - 9 tháng đầu năm, mặc dù khối lượng công việc tăng cao, cần triển khai đồng thời nhiều nhiệm vụ nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao kịp thời của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả các sở, ngành, địa phương cùng sự chủ động, nỗ lực trong công tác, 09 tháng đầu năm công tác Tư pháp của Vĩnh Phúc được thực hiện hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trưởng phòng Tư pháp Lê Hồng Thanh sáng tạo, đưa pháp luật đến với người dân

Anh Lê Hồng Thanh, Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
(PLVN) -Hơn 7 năm trên cương vị Trưởng phòng Tư pháp thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh Lê Hồng Thanh luôn tận tụy, tâm huyết và có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, góp phần không nhỏ đưa những nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.