Putin - 15 năm trên đỉnh cao quyền lực

Putin - 15 năm trên đỉnh cao quyền lực
(PLO) - Tháng 8.1999, nước Nga lần đầu tiên nghe thấy cái họ Putin. 15 năm sau, đã là một câu chuyện khác.
Đúng 15 năm trước, ngày 9/8/1999, Tổng thống Nga Boris Yeltsin tuyên bố bổ nhiệm Thư ký Hội đồng An ninh và Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang (FSB) Vladimir Putin làm Thủ tướng và ủng hộ ông ứng cử Tổng thống Nga trong cuộc bầu cử vào tháng 5/2000.
Cơ hội của vị quan chức 47 tuổi ít tiếng tăm bên ngoài bức tường điện Kremlin trở thành Tổng thống thứ hai của nước Nga hồi đó bị nhiều người đánh giá là cực kỳ bấp bênh.

Người kế nhiệm

Một tuần sau khi trong thông điệp trên truyền hình, ông Yeltsin gọi ông Putin là người kế nhiệm mình. Duma Quốc gia Nga đã chuẩn thuận Thủ tướng mới và xét tới việc, Yeltsin đã mấy năm trong tình trạng sức khỏe cùng tâm lý rất tệ, quyền lực tối cao gần như lập tức rơi vào tay ông Putin.
Tình thế ở nước Nga mà một năm trước đã hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế, bị xâu xé bởi các nhà tài phiệt và thoái lui toàn diện trên trường quốc tế, đã không chỉ là đáng lo sợ - chiến tranh đã lại nổ ra, cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai.
Chấp nhận nắm lấy quyền lực đột nhiên rơi xuống đầu, Putin đã đứng trước một thách thức mà có thể không hề khiên cưỡng nói là vô cùng nặng nề.
Tổng thống Putin trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2013. Ảnh: AFP
Tổng thống Putin trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2013. Ảnh: AFP 
Sau 15 năm lãnh đạo của Putin, có thể sơ kết những thành quả tạm thời của ông.
Những bối cảnh, trong đó Putin lên nắm quyền, đã định trước mục tiêu chủ yếu của ông là củng cố đất nước. Năm 1999, sự sụp đổ tiếp theo của quốc gia (do thất bại trong chiến tranh Chechnya hay các mâu thuẫn nội tại giới tinh hoa) đã là nguy cơ không còn xa xôi mà đã quá cụ thể.
Một chính quyền yếu ớt, bị tư nhân hóa bởi các tài phiệt và bị cướp đoạt bởi các tỉnh (tuy nhiên, hoàn toàn không phải vì động cơ ly khai, mà là vì mục tiêu duy trì khả năng quản lý nào đó và bảo vệ trước sự bành trướng của các tài phiệt được chính quyền trung ương che chở); một giới tinh hoa mà phần lớn có tâm lý xà xẻo ngân sách, tước đoạt những gì còn lại của tài sản nhà nước và chia chác lẫn nhau; một quần chúng nhân khinh miệt chính quyền và không trông chờ gì tốt đẹp ở tương lai - đó chính là di sản mà Putin được thừa hưởng.
Quân đội tan nát, kinh tế suy thoái, xã hội tan vỡ. Sẽ không có ai ngạc nhiên nếu như Putin chẳng làm được cái gì. Hơn nữa, phản ứng đầu tiên đối với sự xuất hiện của ông (tuyệt đại đa số người dân Nga lần đầu tiên nghe thấy họ tên ông trong tuyên bố của ông Yeltsin) chính là thế này: “Có gì đâu, đây chẳng qua là sự hấp hối của chế độ - đề cử một kẻ hoàn toàn vô danh làm tổng thống khi đã hiểu rằng, sẽ đến lượt Luzhkov hay Primakov”.
Ông Primakov đúng là đã được nhìn nhận như một nhà hoạt động nhà nước, người mà chỉ trong vài tháng làm thủ tướng đã tỏ ra vừa là kẻ thù của đám tài phiệt (vì thế mà bị họ làm thịt), và nhân vật đối địch cứng rắn với Mỹ.
Còn Putin - ông ta là ai chứ?
Trong 15 năm qua, Putin có lẽ đã trả lời trọn vẹn câu hỏi này - cả bằng lời nói, cả bằng việc làm. Nhưng điều đang diễn ra trong nhiều năm nay khiến nhiều người cả ở Nga và nước ngoài dường như lại khám phá Putin cho mình.

Sự bí ẩn Putin?

Chẳng có gì bí ẩn cả - đó chỉ là người đang cố gắng làm chính điều như 15 năm trước: củng cố sức mạnh của nước Nga.
Nước Nga đã không còn là quốc gia yếu ớt, bị khinh miệt (trước hết là trong con mắt của chính mình) - không phải là nhờ giá dầu hay sự suy yếu của nước Mỹ, mà là nhờ đường lối mà Putin kiên cường thúc đẩy, dẫn dắt.
Sống có lý tưởng, yêu nước nhiệt thành, kiên định và biết ước mơ, Putin đã lấy lại lòng tự hào cho người Nga, vị thế không tầm thường của nước Nga. Dù còn nhiều khó khăn, nước Nga đã phục hưng, người Nga uống ít rượu hơn, sống lâu hơn, sinh đẻ nhiều hơn, sống sung túc hơn và quan trọng nhất, họ tự hào về đất nước của họ hơn.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Trương Tấn Sang duyệt đội danh dự QĐND Việt Nam trong chuyến thăm chính thức của ông năm 2013. Ảnh: AFP
Tổng thống Putin và Chủ tịch Trương Tấn Sang duyệt đội danh dự QĐND Việt Nam trong chuyến thăm chính thức của ông năm 2013. Ảnh: AFP 
Nước Nga đã trở lại!
Thành công vĩ đại đó không thể có nếu không có Putin. Nhiều người Nga xếp ông vào số những nhà cai trị vĩ đại đã chấn hưng nước Nga như Pyotr Đại Đế, Alexander III...  

Những quá trình tàn phá đối với nhà nước, xã hội và nền kinh tế của nước Nga bắt đầu giai đoạn giao thời những năm 1980-1990 đã một phần bị chặn đứng, một phần bị giảm nhẹ, còn một phần là bị đảo ngược hẳn - nhưng đó mới chỉ là đoạn đầu của chặng đường.

Phá hủy luôn dễ hơn kiến thiết - và Putin đã vấp phải thực tế tàn nhẫn đó trong suốt những năm tháng cầm quyền của mình. Đó là khi mà những bất đồng về việc nước Nga đang xây dựng cụ thể là cái gì cũng vẫn chưa được xóa đi; còn những kiến thúc sư, kỹ sư và quản đốc đang vây quanh vị chỉ huy công trường lại có những hình dung khác nhau không chỉ về công nghệ xây dựng, mà thậm chí cả về cái gì cụ thể cần xây dựng, về diện mạo và chức năng của tòa nhà mới?.
Câu hỏi về việc Putin đã làm được nhiều hay ít không có ý nghĩa - ông đã làm được hết những gì ông đã có thể. Đưa ra đánh giá cuối cùng về ông sẽ chỉ có thể khi kết thúc thời kỳ cầm quyền của ông - cho đến đó sẽ còn ít nhất 10 năm nữa.
Nếu như vào đầu thời gian cầm quyền của mình, Putin đã nghĩ việc làm thế nào về nguyên tắc để duy trì đất nước, giữ cho nó khỏi tiếp tục tan vỡ, thì nay nhiệm vụ đặt ra cho ông đã là tái liên kết nước Nga rộng lớn, giải thoát cho nền văn minh Nga khỏi những gì xa lạ cản trở sự phát triển ảnh hưởng của nó.
Nếu như trong những năm đầu, ông phần nhiều đã buộc phải làm một nhà kỹ trị (mặc dù tất nhiên là có ảnh hưởng của các phẩm chất cá nhân), bởi vì đơn thuần ông đã cần phải giữ, huy động các sức mạnh hiện có, thì nay ông trở nên người lý tưởng hơn, tức là người định hình những đường nét và nguyên tắc về cơ cấu tương lai của nước Nga và trật tự thế giới mới.
Từ phòng ngự, Putin đã chuyển sang tấn công (hiện thời là giống phản công nhiều hơn), nhưng thể hiện được tâm trạng và tiềm năng của ông. Ông không che giấu các mục tiêu của mình, lẫn các vấn đề hiện có - ba năm trước ông đã nói đến mạch sống mà tất cả đang bám vào ở nước Nga, hoàn toàn không phải là nói cho hay.
Giới tinh hoa Anglo-Saxon căm thù ông, đám tài phiệt sợ hãi ông, còn những người quen giữ lời kính trọng ông. Nhưng nhìn chung, ông không quan tâm đến chuyện ở nước ngoài người ta nghĩ gì về ông - không phải vì ông xem thường cả thế giới còn lại, mà vì ông yêu nước Nga.
Và ông cố hiểu: nhận thức nước Nga - bởi chủ nghĩa yêu nước đích thực chính là nằm ở đây.
Việc thú vui yêu thích nhiều năm nay là đọc sách về lịch sử nước Nga mà ông khó đọc ngấu nghiến trước khi trở thành tổng thống chính là nói lên khát vọng của ông hấp thụ kinh nghiệm của lịch sử nước Nga, hiểu được những quy luật của nó, thấy được các tiền bối của ông đã đưa ra các quyết định như thế nào và vì sao, cái gì đã hỗ trợ, còn cái gì đã cản trở chúng.
Tất nhiên là ông đã không sẵn sàng cho việc trở thành nguyên thủ quốc gia - cây thập tự này đã rơi xuống vai ông một cách bất ngờ và ông đã không mưu toan giành quyền lực cao nhất, nên không có kế hoạch rõ ràng, không có những kiến thức cần thiết để điều hành một đất nước rộng lớn và phức tạp lại đang ở khúc quanh bi thảm trong lịch sử của mình.
Nhưng ông đã học, đã lắng nghe, suy nghĩ, quan sát, phân tích, chứ không chỉ đấu tranh với những thách thức đối nội và đối ngoại bất tận.
Và dần dần, ông không chỉ có được kinh nghiệm lãnh đạo thực tế hiếm có, mà còn hiểu ngày càng tốt hơn cả những quy luật muôn đời của cuộc sống Nga, và cả những gì nhân dân mong muốn và trông chờ.
Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin phát biểu Thông điệp Liên bang Nga 2014. Ảnh: Reuters
 Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga Vladimir Vladimirovich Putin phát biểu Thông điệp Liên bang Nga 2014. Ảnh: Reuters
Nhân dân mong chờ chính là ở ông vì theo truyền thống Nga, người cai trị tối cao không phải là một bộ phận của giới tinh hoa và giai tầng cầm quyền. Sa hoàng là cao hơn, công bằng hơn và nhân dân hơn.
Ông không đơn thuần là người bảo vệ - ông là người thể hiện những nguyện vọng sâu kín nhất, vốn bị “giới tinh hoa” nói đến với sự khinh thường thậm tệ.
Ông cũng là thanh gươm trừng phạt của sự phẫn nộ nhân dân – mỗi khi điều đó là cách không tránh khỏi để cứu vãn đất nước.
Và mặc dù Putin không phải là nhà cách mạng, không phải là người ủng hộ những quyết định đột ngột, cực đoan trong đời sống trong nước, tiến trình lịch sử Nga, sự phát triển tinh thần và chính trị của bản thân ông đưa ông đến một giai đoạn mới.
Sau đó, chúng ta sẽ thấy rằng, 15 năm đầu tiên đã chỉ là sự chuẩn bị cho điều chủ yếu mà ông sẽ còn phải làm cho được.
Cũng như cách mà ông đã phát biểu trong bản Thông điệp Liên bang năm 2014 (ngày 4/12) gần đây rằng: “Chúng ta sẵn sàng đối đầu với bất kỳ thách thức nào trong mọi hoàn cảnh và sẽ chiến thắng".

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư. 

“Chìa khóa” để hưng thịnh, giàu mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.