Xây dựng, phát triển Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay - Bài 1: Nỗi lo về thiếu nguồn phát triển Đảng

Xây dựng, phát triển Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay - Bài 1: Nỗi lo về thiếu nguồn phát triển Đảng
(PLVN) - "Khi tổ chức cơ sở Đảng giới thiệu, bồi dưỡng các em đi học cảm tình Đảng, tạo nguồn, đa phần các em, các cháu đều hỏi - vào Đảng để được gì?. Đây là thực tại cần phải có phương hướng giải quyết đúng đắn mới tháo gỡ được”. Tâm sự của đồng chí Thào A Sinh - Phó Bí thư Thường trực Thị xã Sa Pa, cũng là nỗi lo chung của nhiều người về công tác xây dựng, phát triển Đảng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hiện nay.

Ở đâu có người dân, ở đó có đảng viên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt”; đảng viên là “sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”.

Có thể khẳng định, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng bởi đó chính là “cánh tay” đắc lực, chỗ dựa vững chắc của Đảng và Nhà nước ta.

Ngay từ thời kỳ đầu xây dựng đất nước, Đảng ta đã luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng ở vùng đồng bào DTTS, điều này thể hiện rõ trong Chỉ thị về việc bước đầu củng cố các tổ chức cơ sở vùng dân tộc thiểu số (29/11/1957). Trong đó, nêu rõ: “Hiện nay cơ sở Đảng ở vùng dân tộc thiểu số nói chung yếu. Việc xây dựng cơ sở Đảng ở những nơi chưa có, phát triển và củng cố Đảng ở nơi cơ sở yếu là một việc rất quan trọng. Việc phát triển Đảng thì được coi trọng và có kế hoạch tiến hành một cách tích cực”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên người DTTS. Nguồn: TL

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên người DTTS. Nguồn: TL

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn quan niệm việc phát triển đảng trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta đã xác định phải “Chú trọng và tăng cường công tác phát triển Đảng, sớm khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức đảng”, “Đi đôi với củng cố, cần chú trọng hơn nữa công tác phát triển Đảng, nhất là ở các vùng dân tộc ít người”.

Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về "Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới". Nghị quyết đã xác định rõ hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó quán triệt phương châm "ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên" nhằm tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị trước mắt và lâu dài.

Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Báo cáo đề dẫn ngày 30/8/2023 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 của Ủy ban Dân tộc cho biết, theo kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, vùng dân tộc thiểu số có 3.350.756 hộ dân tộc thiểu số, 14.119.256 người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Khu vực trung du và miền núi phía Bắc có số người dân tộc thiểu số cao nhất (khoảng 7,0 triệu người), khu vực Tây Nguyên (khoảng 2,2 triệu người), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (2,1 triệu người), khu vực Tây Nam Bộ (1,3 triệu người), dân số còn lại sinh sống rải rác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Với đặc thù là các địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nên công tác xây dựng, phát triển đảng trong vùng đồng bào DTTS còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Có thể kể đến những cái khó chung như thiếu hụt "nguồn kết nạp" đảng viên mới. Nguồn kết nạp đảng viên chủ yếu là đoàn viên, thanh niên, nhưng chủ yếu thanh niên địa phương hiện nay đi học tập, lập nghiệp hoặc đi làm ăn xa, thoát ly khỏi địa phương. Một bộ phận thanh niên gắn bó với quê hương lại ít tham gia các hoạt động phong trào nên khó để phát hiện, giới thiệu, bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp Đảng, cá biệt có trường hợp còn vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình do ảnh hưởng “tàn dư” của những hủ tục lạc hậu.

Bên cạnh đó, có những chi bộ trực thuộc tại địa phương hoạt động chưa hiệu quả, không thường xuyên, chưa thật sự làm tốt công tác vận động, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để họ có động lực phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Một số tổ chức đoàn thể ở cấp xã, bản chưa tạo nhiều phong trào nhằm thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên vào hoạt động để rèn luyện, phấn đấu vào Đảng.

Gian nan “bài toán” tìm nguồn

Móng Cái là thành phố biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại; có cửa khẩu quốc tế và trên 78 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố có tổng dân số khoảng 12 vạn người, có 14 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số có 1.617 hộ, 5.706 nhân khẩu, chiếm 5,3% dân số toàn Thành phố; đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu tại 3 xã: Hải Sơn, Bắc Sơn, Quảng Nghĩa, số còn lại sinh sống xen kẽ cùng cộng đồng dân cư ở các xã, phường trên địa bàn Thành phố.

Tính đến ngày 2/9/2024, Đảng bộ Thành phố có 36 chi, đảng bộ cơ sở (25 đảng bộ, 11 chi bộ), 263 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 4.658 đảng viên. Trong đó, có 215 đảng viên là người dân tộc thiểu số (chiếm 4,6%); vùng đồng bào dân tộc thiểu số có 03 Đảng bộ cơ sở (Đảng bộ xã Hải Sơn, Bắc Sơn, Quảng Nghĩa) với 26 chi bộ trực thuộc, 346 đảng viên.

Là địa bàn chiến lược, có vị trí quan trọng cả về an ninh quốc phòng, kinh tế đối ngoại, việc, khó khăn mà Đảng bộ thành phố Móng Cái đang gặp phải trong công tác xây dựng phát triển đảng viên trong cộng đồng đồng bào DTTS đó chính từ yếu tố “con người”.

Do đội ngũ cán bộ người DTTS còn thiếu, trình độ chuyên môn nhìn chung chưa cao; nhận thức chính trị, tính trách nhiệm, năng động, sáng tạo, sự tâm huyết, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ vùng đồng bào dân tộc chưa đáp ứng tốt yêu cầu trong tình hình mới. Chất lượng hoạt động của một số tổ chức đảng trong vùng đồng bào DTTS chưa cao; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên còn hạn chế… Chính vì vậy, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số dù đạt được nhiều kết quả nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn. Đơn cử, số lượng kết nạp đảng viên là người dân tộc hàng năm chưa nhiều. Một lý do đặc thù của địa phương này là do một số đồng bào DTTS vẫn còn tâm lý e dè khi vào Đảng, sợ rằng khi vào Đảng rồi sẽ khó đi lại, giao lưu, thăm hỏi với người thân ở bên kia biên giới.

Đồng chí Lê Văn Hùng - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn (TP Móng Cái) chia sẻ về thực trạng tại địa phương, một số đồng bào DTTS vẫn còn tâm lý e dè khi vào Đảng, sợ rằng khi vào Đảng rồi sẽ khó đi lại, giao lưu, thăm hỏi với người thân ở bên kia biên giới. Ảnh: Duy Đại

Đồng chí Lê Văn Hùng - Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn (TP Móng Cái) chia sẻ về thực trạng tại địa phương, một số đồng bào DTTS vẫn còn tâm lý e dè khi vào Đảng, sợ rằng khi vào Đảng rồi sẽ khó đi lại, giao lưu, thăm hỏi với người thân ở bên kia biên giới. Ảnh: Duy Đại

Hay như tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, vấn đề xây dựng phát triển đảng viên trong cộng đồng đồng bào DTTS cũng gặp không ít những khó khăn do nguyên nhân. Thứ nhất, Xín Mần là huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang, với trên 90% là người dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình phức tạp, địa bàn rộng, đi lại khó khăn, vậy nên công tác vận động, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú vào Đảng cũng là một “bài toán khó”. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí còn hạn chế, với số lượng không nhỏ thanh niên địa phương đi thoát ly, học tập, làm việc ở ngoài tỉnh, một số đồng bào theo tôn giáo, dẫn đến thiếu hụt nguồn phát triển đảng viên mới.

Mặt khác, trong những năm gần đây, do thực hiện chính sách tinh giản biên chế, nguồn cán bộ tuyển dụng mới vào các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện không nhiều. Đây là một khó khăn rất lớn, trong công tác tạo nguồn bồi dưỡng phát triển đảng viên của huyện, nhiều chi bộ ở thôn vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của huyện có số lượng đảng viên rất ít.

Ông Sin Văn Đức - Phó Bí thư Huyện ủy Xín Mần chia sẻ: “Qua quá trình thực hiện, công tác xây dựng đảng nói chung và các thành viên trong đảng bộ cơ sở Xã, thị trấn nói riêng cũng gặp khó khăn. Đặc biệt, công tác đào tạo nguồn cũng bị hạn chế, vì huyện có cơ chế khuyến khích người trong độ tuổi lao động, đi lao động các tỉnh ngoài. Cơ chế này thu hút các thanh niên đi làm ăn xa vào các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn. Việc này vô tình ảnh hưởng đến quá trình học cảm tình Đảng, nhiều khi kết nạp rồi đến lúc làm thủ tục, phải học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới thì mới đủ điều kiện chính thức, đây cũng là một cái khó khăn. Vấn đề phát sinh tiếp theo là sinh hoạt đảng, những đảng viên đi làm ăn xa, thì tỉnh cũng đã có chủ trương sinh hoạt trực tuyến và sinh hoạt bằng sổ tay điện tử, nhưng đấy vẫn là khó khăn, vì chỉ phù hợp với một số tập đoàn kinh tế có tổ chức đảng, với doanh nghiệp nước ngoài thì rất khó. Cá biệt có một số thanh niên cũng không mặn mà vào đảng vì sợ bị ràng buộc về mặt thời gian, hàng tháng phải sinh hoạt đảng”.

Đồng chí Thào A Sinh - Phó Bí thư Thường trực Thị xã Sa Pa. Ảnh: Duy Đại

Đồng chí Thào A Sinh - Phó Bí thư Thường trực Thị xã Sa Pa. Ảnh: Duy Đại

Thị xã Sapa (Lào Cai) là một trong những vùng có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đông đảo. Vấn đề xây dựng, phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa cũng gặp những khó khăn tương tự như hai địa phương trên. Đồng chí Thào A Sinh - Phó Bí thư Thường trực Thị xã Sa Pa cho hay: “Về khó khăn, thứ nhất là trình độ học vấn cần thiết để đủ điều kiện bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để kết nạp vào Đảng, một số quần chúng không đủ yêu cầu. Thứ hai, đối tượng DTTS cần thu hút, bồi dưỡng kết nạp vào đảng tại Sa Pa đa phần đang trong độ tuổi lao động chính, với đặc thù là địa bàn phát triển mạnh về du lịch nên đa phần họ lựa chọn đi làm xa phục vụ các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch, việc phát triển tạo nguồn từ đó gặp không ít trở ngại khó khăn. Khi tổ chức cơ sở Đảng giới thiệu, bồi dưỡng các em đi học cảm tình Đảng, tạo nguồn, đa phần các em, các cháu đều hỏi - vào Đảng để được gì?. Đây là thực tại cần phải có phương hướng giải quyết đúng đắn mới tháo gỡ được khó khăn này”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sẽ có các cơ chế, chính sách cho Khu Thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Phiên họp Thường vụ sáng 17/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng quy định 6 nhóm chính sách lớn với 41 chính sách cụ thể, trong đó thành lập và các cơ chế, chính sách trong khu Thương mại tự do thế hệ mới tại TP Hải Phòng với 17 chính sách.

Đề xuất thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự

Phiên họp UBTVQH chiều 16/4 cho ý kiến về thí điểm Viện kiểm sát khởi kiện vụ án dân sự. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 16/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính: Chủ động trong triển khai với tinh thần để người dân được hưởng kết quả từ việc sáp nhập

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng, tinh thần khi sáp nhập là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập. (Ảnh: Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng)
(PLVN) -  Thông tin tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 16/4, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, Trung ương Đảng đã đồng tình, thống nhất rất cao và thông qua chủ trương định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng hợp luyện lần 2 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4

Khối sĩ quan đại diện cho 5 cánh quân.
(PLVN) -  Sáng 16/4 tại sân bay quân sự Biên Hòa (Đồng Nai), Tiểu ban diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức tổng hợp luyện lần 2 với các lực lượng vũ trang. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng BQP chủ trì tổng hợp luyện.

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: Tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước

Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Đổng Quân.
(PLVN) - Trải qua 9 lần tổ chức, chương trình giao lưu với những hoạt động thiết thực, cụ thể như: Tuần tra chung, khám, chữa bệnh nhân đạo, trồng cây hữu nghị, giao lưu văn hóa, thể thao, thăm trường học… đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước, xây dựng khu vực biên giới hòa bình và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm về Tăng trưởng Xanh
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư Việt Nam 2025, chiều 16/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức khai mạc Triển lãm tăng trưởng xanh với chủ đề "Sáng tạo nhỏ - tác động lớn". Lễ khai mạc có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế.

Sắp xếp, sáp nhập cấp xã không để hình thành cấp huyện thu nhỏ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, địa phương chủ động nghiên cứu phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.

Không có chỗ cho cán bộ cơ hội, ngại đổi mới, thu vén cá nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người khác xứng đáng hơn cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013 phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan phải được hoàn thành trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Trong đó, quy định điều khoản chuyển tiếp để hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy và các đơn vị hành chính cấp xã chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/8/2025, các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là trước ngày 15/9/2025.

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là một “cuộc cách mạng” với sự thay đổi lớn về tư duy, hành động, về thể chế, con người... Với cách làm phù hợp, chắc chắn, khoa học, giải pháp đồng bộ, bám sát thực tiễn, việc tinh gọn không chỉ giúp khơi thông nguồn lực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của đất nước mà còn góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, thù địch.