Phục hồi du lịch: Làm sao để thoát cảnh dè dặt, cầm chừng?

Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các hoạt động du lịch đang dần trở lại nhưng triển vọng phục hồi ngành công nghiệp không khói thời điểm này gần như rất khó do “trái mùa” với khách nội địa và chưa thể đón khách quốc tế.

Tung nhiều sản phẩm du lịch nhằm hút khách

Hầu hết các trang mạng xã hội, các diễn đàn về du lịch đều đang “đăng đàn” thông báo những khuyến mại chưa bao giờ có về các tour du lịch nghỉ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng lớn trên toàn quốc. Các voucher giảm giá theo các dạng “nhiều dịch vụ trong 1” đã được tung ra với nhiều hấp dẫn tại các khu nghỉ dưỡng FLC, Vinpearl…

Saigontourist Group đồng loạt áp dụng mức giá ưu đãi đến 50% các lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ẩm thực, tiệc và hội nghị, kéo dài đến 31/12. Các hình thức thu hút khách “bằng mọi giá” đã được đưa ra. Ví dụ, khách sạn 5 sao Majestic Sài Gòn nằm trên đường Đồng Khởi giới thiệu gói nghỉ dưỡng “daycation”, với giá chỉ 499.000 đồng mỗi khách, bao gồm: combo ăn sáng, tặng một ly cocktail hoặc nước giải khát tại hồ bơi, giảm 30% các gói spa và massage.

Các gói nghỉ dưỡng tại các khách sạn 5 sao cũng giảm mạnh với mức giảm lên đến 50%. Thậm chí, lần đầu tiên hãng lữ hành này áp dụng hình thức “ở khách sạn dưới 4 tiếng” với mức giảm đáng kể.

Những ngày vừa qua, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã cùng với nhiều địa phương như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Hà Giang… kết nối, phát triển du lịch an toàn. Đáng chú ý, từ ngày 1/11, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tour du lịch khép kín đến Bình Định, trong đó chủ yếu đến bán đảo Phương Mai (TP Quy Nhơn). Ngoài ra, cả hai địa phương sẽ kết hợp mở rộng thêm các sản phẩm du lịch mới.

Tour du lịch khép kín (dành cho những người đã tiêm 2 mũi vắc xin, có xét nghiệm PCR âm tính và đi theo một lịch trình định sẵn) đang là sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng như các địa phương bởi sự an toàn của hình thức này.

Hà Nội cũng đã tổ chức được vài tour khép kín đi các tỉnh gần, trong bán kính khoảng 100-200km. Hoặc tour bộ hành “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” đã được Hà Nội tổ chức vào Thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần từ ngày 23/10. Một số tỉnh phía Bắc cũng tổ chức các tour trao đổi nội 2 tỉnh với nhau để từng bước tiến tới mở cửa du lịch.

Đáng chú ý, ngay cả những tour du lịch cực “hot” trong các năm trước (du khách muốn đi phải đặt tour trước cả năm) nhưng thời điểm này cũng thông tin giảm giá kích cầu, dù mức giảm chỉ vào khoảng 20%. Đồng thời, các tour tương tự cũng được công ty cải tiến với mức độ giãn cách phù hợp sau COVID-19, đặc biệt có các tour trải nghiệm dành riêng cho gia đình. Tất cả các tour này cũng đều được giảm giá, dù mức giảm không đáng kể.

Hy vọng phục hồi vào quý II/2022

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, sau khi thành phố nới lỏng giãn cách, đã có gần 5.000 lượt du khách đến Hà Nội trong tháng 10/2021, tổng thu đạt 14 tỷ đồng (giảm 98,8% so với cùng kỳ năm 2020). Hà Nội hiện có 3.722 cơ sở lưu trú du lịch với gần 70.000 phòng; trong đó có 589 khách sạn xếp hạng từ 1-5 sao, chiếm 15,8% tổng số cơ sở lưu trú du lịch. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, số cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề khoảng 1.550 cơ sở.

Ước tính, tháng 10/2021, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt khoảng 17%, tăng 2% so với tháng 9/2021 và giảm 11,6 % so với cùng kỳ năm 2020. Số liệu ước tính cũng cho thấy, có đến trên 95% doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, tạm dừng hoạt động ở Hà Nội. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch cùng sụt giảm, công suất xe lưu hành trung bình dưới 10% và không hoạt động trong thời gian giãn cách.

Ông Nguyễn Ngọc Tấn - Tổng Giám đốc Công ty Saco Travel cho rằng, mặc dù TP Hồ Chí Minh đã có chủ trương mở cửa trở lại nhưng các tỉnh khác vẫn e dè. Do đó, các doanh nghiệp du lịch đều mong muốn chính quyền các địa phương cần có sự kết nối để hỗ trợ đơn vị lữ hành thực hiện các tour an toàn sau dịch. “Sắp tới, Saco Travel sẽ tiếp tục mở tour liên tỉnh tới các tỉnh miền Trung và Hà Giang”, ông Tấn nói.

Tuy nhiên, nhiều đại diện lữ hành du lịch không tin tưởng nhiều vào triển vọng phục hồi du lịch giai đoạn này. Ông Ngô Minh Đức - Chủ tịch của Gotadi.con nhận định: “Không thể phục hồi du lịch trong tình hình mỗi tỉnh một phách về phòng chống dịch như hiện nay. Tôi hy vọng các lãnh đạo của ngành phải có một bộ tiêu chí thống nhất trên toàn quốc dành cho du lịch thì mới mong ngành du lịch phát triển trở lại thật nhanh”.

Đại diện một doanh nghiệp lữ hành lớn khác cũng cho rằng, vào giai đoạn “trái mùa” này rất khó để kỳ vọng du lịch có thể làm được điều gì lớn. Bởi mùa du lịch ở Việt Nam thường vào giai đoạn hè. Khách nước ngoài thích đi du lịch vào thời điểm này nhưng lại chưa mở cửa cho du khách quốc tế. “Chúng tôi vẫn phải hoạt động cầm chừng để kỳ vọng du lịch có thể trở lại mạnh mẽ vào quý II năm sau”, đại diện doanh nghiệp lữ hành nói.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.