Phụ huynh và trẻ Hà Nội "gò lưng" chạy chữ" vào lớp 1

Không phải chỉ khi cánh cổng trường Tiểu học Thực nghiệm bị đạp đổ, người ta mới nhận thấy “độ nóng” của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Độ nóng ấy còn âm thầm tỏa nhiệt trong các lò luyện chữ của các bé ở độ tuổi mẫu giáo.

Không phải chỉ khi cánh cổng trường Tiểu học Thực nghiệm bị đạp đổ, người ta mới nhận thấy “độ nóng” của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Độ nóng ấy còn âm thầm tỏa nhiệt trong các lò luyện chữ của các bé ở độ tuổi mẫu giáo. 
Các bé tuổi mẫu giáo đang phải gò lưng với những áp lực không đáng có để vào lớp 1
Các bé tuổi mẫu giáo đang phải gò lưng với những áp lực không đáng có để vào lớp 1
"Không học trước không được"?
Ở Hà Nội trong những năm gần đây xuất hiện các mô hình trường chất lượng cao. Đây là những trường nằm ngoài hệ thống công lập nên thường yêu cầu thi tuyển đầu vào. Mong muốn cho con được theo học ở những trường như thế này nên không ít phụ huynh đầu tư cho con đi học chữ, làm toán sớm… để có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh.
Hầu hết các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 1 đều cho rằng đề thi chủ yếu khảo sát trình độ nhận thức, phán đoán (IQ) của trẻ. Trong khi đó, tâm lý của phụ huynh thì cho rằng, nếu trẻ không đi học chữ, làm toán trước thì khả năng vượt qua kì thi này là không thể. 
Bên cạnh đó, hầu hết người đi trước đều rỉ tai người đi sau rằng, không chỉ lo trường tư phải trải qua kì sát hạch, mà các trường công, hầu hết các bé vào lớp 1 đều đã biết chữ, làm toán. Ở một số trường, các cô ngay từ đầu năm học đã khảo sát trình độ các em.
Anh Quang- một phụ huynh ở quận Ba Đình cho biết: “ Mình  muốn cho trẻ được phát triển tự nhiên nên đã không chuẩn bị cho bé học trước. Vậy là ngày mới vào lớp, bé đã nhận những điểm 2, điểm 3 làm bé rất hoang mang và sợ tới lớp. Tới cậu nhóc thứ hai này thì nhà mình rút kinh nghiệm rồi, không học trước không được”...

Ông Lê Tiến Thành Vụ trưởng vụ GD Tiểu học Bộ GD-ĐT:

Không được phép thi tuyển vào lớp 1

 “Theo quy định của Luật Giáo dục thì mọi trẻ em 6 tuổi đều được vào học lớp 1 ở một trường công thuộc địa bàn. Những trường công này không được phép tổ chức thi tuyển hay kiểm tra đầu vào.

Cũng phải lưu ý, dù trường ngoài công lập được phép tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu vào để chọn trẻ vào lớp 1 nhưng vẫn phải đảm bảo là không kiểm tra chữ hay làm toán.

Nếu trường nào không tuân thủ quy định này là hoàn toàn sai” .

Vậy là chàng Tôm của anh Quang ngay từ đầu tháng Tư đã xin nghỉ ở lớp mẫu giáo để vào lò luyện gần nhà. Vì sinh vào cuối năm, nên cậu còn khá non và chưa có ý thức học.

Các bạn đang ngồi học nghiêm túc cậu chàng kiếm cớ đi lại rồi lấy cớ xin về lớp...  mầm non. Chính vì “non” nên anh chàng này phải học 2 buổi/ ngày, mỗi buổi 2 tiếng với học phí cũng không hề... rẻ: 3 triệu đồng/ tháng.

Còn cô bé Quỳnh Anh – con chị Ngọc , nhà ở tập thể Ngọc Khánh - thì được phụ huynh cho học ngay cô ở lớp mẫu giáo với học phí 500 ngàn đồng/ tháng ngay từ đầu năm học mẫu giáo lớn...
Mẹ bé cho biết: “Muốn vào lớp 1 ở Trường Tiểu học Nguyễn Siêu thì các cháu phải thi, nên tôi phải cho con đi học trước, ngoài học chữ cháu còn học thêm kỹ năng sống để rèn luyện tự tin khi bước vào phòng thi”.
Bùng nổ “lò luyện”... chữ
Có thể nói hiện nay, tại khắp ngóc ngách, khu dân cư đều có “lò” luyện chữ với mức học phí khá cao. Chỉ cần gõ dòng chữ “Hành trang vào lớp 1” trên thanh công cụ tìm kiếm, chỉ trong 0.02 giây đã cho khoảng 4.000.000 kết quả đủ thấy độ “ nóng” chẳng kém gì các sỹ tử chuẩn bị cho kì thi ĐH...
Năm nay, Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn thông báo tuyển sinh lớp 1 bằng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khả năng nhận thức của học sinh với lệ phí 150.000đồng/học sinh… Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm có “CLB Tuổi thơ” sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần (học sinh bán trú ở trường từ 8h đến 16h20) với mức phí 2,4 triệu đồng, đó là chưa tính đến 800.000 đồng tiền bán trú và 550.000 đồng tiền xe đưa đón.
Trường Tiểu học DL Nguyễn Khuyến cũng đưa ra chương trình “Chuẩn bị cho bé vào lớp 1” với lịch học bán trú cả ngày từ thứ 2 đến thứ 6 với trẻ không đi mẫu giáo hoặc học bán trú cả ngày thứ 7 với trẻ đang học mẫu giáo. Chương trình được chia thành 2 giai đoạn: Từ 14/4. đến 26/5 chỉ học thứ 7, từ 6/6 đến hết hè là học kín tuần với các nội dung học như làm quen với Toán, tiếng Anh, luyện kĩ năng phát âm, luyện tạo vần, ghép tiếng, ghép từ tiếng Việt, luyện viết chữ đúng, đẹp…
Trên website, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm thông báo tuyển sinh lớp 1 bán trú năm học 2012 – 2012 với các yêu cầu: Tuyển học sinh 06 tuổi (không nhận học sinh có năm sinh sau năm 2006); Có sức khoẻ tốt, không nói ngọng, nói lắp và không có dị tật bẩm sinh. Phương thức tuyển sinh là kiểm tra trắc nghiệm năng lực nhận biết, ghi nhớ, diễn đạt, phát âm của học sinh; Các lớp học tiếng Anh tăng cường và lớp Quốc tế do trường tổ chức kiểm tra trắc nghiệm trí tuệ.
Không chỉ có các trường tiểu học, nhiều trường mẫu giáo, trung tâm cũng tổ chức các khóa học này như trường mầm non cao cấp Master Kids tổ chức khóa học “Hành trang cho bé vào lớp 1” với chi phí 1,5 triệu đồng cùng lịch học khá dày như: Dạy luyện chữ đẹp (45 phút) nghỉ 30 phút – sau đó đánh vần (45 phút); Dạy toán (45 phút) nghỉ 30 phút – sau đó dạy Tiếng Việt (45 phút)… SmartFastKids đưa ra khoá học “Rèn luyện kỹ năng cho bé chuẩn bị vào lớp 1” trong 10 buổi (2 buổi/tuần) với chi phí: 2,4 triệu đồng/khóa.
Không chỉ giáo viên, các “bà giáo” (giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu) cũng đua nhau mở lớp cho trẻ học trước khi vào lớp 1. Mặc dù học phí có giảm hơn chút ít nhưng lớp học lại thường đông đúc, chật chội.
Không nên để phụ huynh tự “ chạy”
TS Phan Hạnh Mai, Phó trưởng khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm HN cho rằng, nhu cầu của phụ huynh là có thật, nhưng không nên lạm dụng các hình thức này để dạy trước chương trình lớp 1 cho các bé. Nếu trong cả hệ thống chương trình giáo dục quốc dân có một khóa học được coi là bước đệm cho trẻ từ mẫu giáo lên lớp 1 thì sẽ tốt hơn nhiều là để cho phụ huynh tự “chạy”. Khóa học này không thể dạy theo kiểu “tùy hứng” mà phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện một cách bài bản.
Một số giáo viên tiểu học cho rằng, đối với học sinh lớp 1, học viết là một công việc rất khó khăn, giáo viên cần nhiều thời gian, công sức để giúp các em viết đúng độ rộng, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, thậm chí đơn giản là cầm bút thế nào, đặt bút ở đâu…
Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào biết viết trước cũng đã viết đúng tư thế, sửa lại tư thế, tay cầm cho những trẻ này khó khăn hơn rất nhiều so với dạy trẻ mới. Thêm vào đó, những trẻ đã biết đọc, biết viết thường hay có tâm trạng chủ quan, không chú ý nghe cô giảng bài.
Hiện nay tại trường Tiểu học Nam Thành Công B có mô hình Chuẩn bị tâm thế cho bé vào lớp 1 thay vì luyện chữ. Sáng 8/5 vừa qua, gần 250 trẻ 5 tuổi của trường mầm non Họa Mi (Q. Ba Đình, Hà Nội) đã tham quan trường tiểu học Thành Công B (Q. Ba Đình, Hà Nội).
Cô Phạm Thị Yến,  hiệu trưởng nhà trường cho hay, việc trẻ được làm quen với các công việc ở trường cũng như nhìn các anh chị lớn học như thế nào sẽ giúp các em tự tin bước vào lớp 1. Bên cạnh đó cũng để cho trẻ hình dung thấy sự khá biệt giữa môi trường giảng dạy ở bậc mầm non và tiểu học chứ không phải là hối hả cho bé vào các lò luyện chữ.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội, đối với trẻ đã hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi thì đã đủ điều kiện theo học lớp 1. Ở các lớp mẫu giáo này, trẻ đã được làm quen mặt chữ trong bảng chữ cái, biết tô các nét cơ bản làm phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
Thêm nữa, theo nhiều kinh nghiệm từ chính các phụ huynh thì việc cho trẻ làm quen với các phép tính đơn giản và tập viết là cần thiết nhưng không nên quá ép trẻ trở thành thần đồng vì những kì vọng và sự lo lắng thái quá của người lớn.

Từ ngày 2/7: Tuyển sinh mầm non, tiểu học, THCS

Theo kế hoạch tuyển sinh năm học 2012-2013 của Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn TP bắt đầu tuyển sinh từ ngày 2 đến 16-7-2012. Sở GD-ĐT không cho phép các trường tuyển sinh trước thời gian quy định.

Với các trường tiểu học, THCS, việc tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 thực hiện theo phương thức xét tuyển. UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phân tuyến tuyển sinh cho các trường. Đối tượng tuyển sinh vào lớp 1 là trẻ sinh năm 2006, trừ những trường hợp đặc biệt (khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn, trẻ ở nước ngoài…). Tuổi của HS vào học lớp 6 là 11 tuổi (sinh năm 2001).

Uyên Na

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.