Phụ huynh lo lắng khi học sinh lớp 1, 2 thi học kỳ trực tiếp

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc học online một thời gian dài nhưng khi thi học kỳ lại tổ chức trực tiếp khiến nhiều phụ huynh lo lắng tình hình dịch COVID-19 phức tạp và con bị “đuối”, bỡ ngỡ khi làm bài thi.

Chị Mai Hương (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, nếu thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tức là cho trẻ đến trường ôn tập rồi mới kiểm tra trực tiếp, sẽ gây ra tâm lý lạ lẫm, lúng túng, bỡ ngỡ cho những đứa trẻ chưa từng đến trường.

Nhưng nếu trường không tổ chức ôn tập, chỉ cho trẻ lên lớp để thi, việc này hoàn toàn vô lý khi suốt thời gian qua, học sinh hai lớp đầu cấp tiểu học đều học trực tuyến. Đó là chưa nói đến tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang rất phức tạp. Trẻ em ở độ tuổi này chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo chị, an toàn của con là trên hết nên không muốn con đến trường tiếp xúc nhiều người.

Anh Phan Văn Hiếu có suy nghĩ tương tự: “Đang học trực tuyến ở nhà, đùng cái bảo đến trường thi trực tiếp thì các con chưa thể thích ứng được. Học thì chỉ được tàm tạm 50-60% nhưng thi thì 100% chưa kể tâm lý các con ít nhiều hoang mang đang quen học ở nhà có sự hỗ trợ của bố mẹ, giờ đến lớp 1 mình 1 bàn nó chưa khóc là may còn thi cử gì nữa”.

Cũng lo lắng với quy định cho học sinh đến trường thi trực tiếp, chị Phạm Hoài (TP HCM) cho rằng điều này không hợp lý, sẵn sàng tâm lý để con học lại 1 năm. “Trường con mình ở quê học từ ngày 15/9 mà con mình bị kẹt lại TP HCM, về nhà cách ly xong tới 1/11 mới đi học, giờ mới học được 1,5 tháng đã phải thi cử. Chỉ mong con biết đọc biết viết là mừng lắm rồi, dịch thế này muộn hay chậm 1 năm cũng chả sao”.

Trong khi đó, có phụ huynh nêu ý kiến việc học sinh thi trực tiếp là cần thiết bởi như vậy mới đánh giá được khách quan kiến thức. Tuỳ vào kết quả, nhà trường có thể điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. Anh Nguyễn Phước (Hoài Đức) cho biết: “Đánh giá cần phải khách quan để rút tỉa ra được ưu và khuyết của phương pháp học online vừa qua. Nếu có quá nhiều cháu không đạt thì việc tiếp tục giáo trình online như vừa rồi không ổn thì cần điều chỉnh kịp thời”.

Đồng quan điểm trên, anh Nguyễn Quốc Hưng nêu: “Chỉ là Bộ GD&ĐT xem các cháu học online có hiệu quả quả không mới thi trực tiếp để đánh giá có hiệu quả để còn có phương án điều chỉnh. Phụ huynh cứ sợ thì sau này các cháu học sẽ như thế nào lớp 1, 2 học chương trình mới rất khó, mong phụ huynh hãy để các cháu đi thi trực tiếp”.

Giải thích về việc cho học sinh lớp 1, 2 đến trường thi học kỳ trực tiếp, ông Thái Văn Tài, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong quá trình dạy học, giáo viên được phép linh hoạt trong đánh giá thường xuyên.

Nhưng học sinh phải làm bài kiểm tra định kỳ. Với lớp 1, lớp 2 có những kỹ năng trong bài kiểm tra định kỳ cần thực hiện trực tiếp mới đảm bảo tính chính xác.

Hơn nữa, việc kiểm tra định kỳ với sự giám sát của lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn để tăng trách nhiệm quản lý. Việc đánh giá đúng chất lượng là căn cứ để căn chỉnh những vấn đề còn bất ổn ở hai lớp đầu cấp rất quan trọng, đồng thời cũng là hai lớp ở bậc tiểu học đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

"Theo hướng dẫn, các trường cần thực hiện nghiêm túc việc hướng dẫn ôn tập, củng cố kiến thức, định hướng nội dung kiến thức cốt lõi trước khi học sinh làm bài kiểm tra định kỳ", ông Tài lưu ý. Tùy theo hình hình thực tế, các trường có thể chia nhỏ lớp để đảm bảo giãn cách khi học sinh trở lại trường ôn tập chuẩn bị cho đợt kiểm tra.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững

Đại học Y khoa Vinh: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học hướng tới phát triển bền vững
(PLVN) - Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giáo dục y khoa không chỉ là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Đại học Y khoa Vinh nhận thức rõ vai trò này, từ đó đặt mục tiêu phát triển NCKH trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.