Phụ huynh lo lắng học sinh nội thành trở lại trường khi số ca F0 Hà Nội tăng cao

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khi số ca F0 tại Hà Nội những ngày gần đây lên tới gần 4.000 ca/ngày, Hà Nội “chốt” thời điểm cho học sinh nội thành trở lại trường từ 21/2 khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Phụ huynh thấp thỏm khi số ca mắc COVID-19 trong trường học cao

Ngày 15/2, Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ (Hà Nội) phải đóng cửa trường học vì số học sinh mắc COVID-19 tăng cao. Có lớp học tại đây thậm chí được xác định trở thành ổ dịch khi có 7 F0/ hơn 30 học sinh.

Tương tự, tại trường THPT Phan Huy Chú (huyện Quốc Oai), nhà trường cho cả lớp 12A3 nghỉ học trực tiếp, chuyển học online. Nguyên nhân là bởi lớp có tổng 40 học sinh thì 15 em được xác định F0 qua test nhanh; hầu như tất cả học sinh còn lại trong lớp được xác định là F1.

Trong khi đó, UBND TP Hà Nội đồng ý đề xuất của Sở GD&ĐT cho trẻ tiểu học và lớp 6 ở 12 quận nội thành là nhóm học sinh phổ thông cuối cùng ở Thủ đô được trở lại trường.

Việc tổ chức học trực tiếp được thực hiện theo nguyên tắc: chỉ tổ chức dạy trực tiếp tại các địa bàn dịch cấp độ một và hai. Theo đánh giá cấp độ dịch công bố tối 11/2, toàn thành phố không có địa bàn cấp độ ba và bốn.

Như vậy, toàn bộ 1,6 triệu học sinh phổ thông ở Hà Nội đã được cho phép học trực tiếp, sau hơn 9 tháng ở nhà học trực tuyến. Lớp 1-6 ở nội thành chỉ học một buổi, chưa được tổ chức bán trú khi học trực tiếp.

Tuy nhiên, quyết định này khiến nhiều phụ huynh lo lắng khi số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội vẫn đang ở mức cao. Trên mạng xã hội, chị Nguyễn Lê Huyền nêu quan điểm không đồng tình cho các con đi học trực tiếp thời điểm này. Chị Huyền lý giải, các con chưa được tiêm vaccine, lại đang ở bậc tiểu học nên chưa thể giữ gìn vệ sinh thật tốt để tránh lây lan được tốt. Từ lớp 7 đến 12 được tiêm phòng rồi đến trường còn nhiễm F0 nữa là các con chưa được tiêm.

“Các con đi học là tốt, tuy nhiên vừa nghỉ tết xong nguy cơ bùng dịch rất cao. Bé nhà tôi đi học được 4 buổi, ngày mai lại phải ở nhà vì thành F1, do trong lớp có nhiều bạn đang bị nhiễm”, anh Nguyễn Tuân chia sẻ.

Trong khi nhiều phụ huynh cho rằng việc học sinh trở lại trường nhưng không tổ chức ăn bán trú bố mẹ rất khó khăn. “Đi học phải cho bán trú chứ không đánh đố phụ huynh. Nhà tôi lại mất thêm 3 triệu tiều thuê đón với trông bé buổi chiều nếu như không cho học bán trú”, anh Giang Nam cho biết.

Đồng quan điểm, Phong Nhân viết: “Tôi thấy việc học online vẫn đảm bảo chất lượng, tại sao lại đi học trực tiếp trong khi dịch bệch còn nguy hiểm, vaccine cho các cháu chưa được tiêm, thống kê về tỷ lệ nhiễm của các cháu không rõ ràng. Ngoài ra học 1/2 ngày tăng gánh nặng đến phần lớn phụ huynh, đến nhà trường như vậy cũng là tăng gánh nặng xã hội. Quyết định này theo tôi không hợp lý”.

Giáo viên căng mình khi kết hợp “on – off”

Trong khi đó, phụ huynh lo lắng thì với giáo viên dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch dạy học. Từ khi học sinh trở lại trường, cô Hồng Lương, giáo viên THPT ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã phải dạy trực tuyến do học sinh thuộc diện F0; số còn lại là F1 hoặc những em được cha mẹ xin cho học trực tuyến tại nhà.

Cô Lương được nhà trường trang bị hệ thống camera ghi hình tiết dạy, sau đó kết nối với thiết bị dạy học trực tuyến để các em không tới trường vẫn có thể theo dõi bài giảng tại nhà.

Tuy nhiên, việc vừa dạy học trực tuyến, vừa dạy học trực tiếp, theo cô Lương, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Không giống như trước đây, các bài giảng được thiết kế phù hợp với cách thức học trực tuyến, giờ đây khi kết hợp “on – off”, những học sinh không đến trường ít nhiều sẽ bị hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng theo giáo án dạy trực tiếp của giáo viên. Giáo viên cũng không thể “phân thân” để dạy riêng cho những em này theo cách thiết kế của bài giảng trực tuyến.

Do đó, giáo viên sẽ vất vả hơn khi phải dạy bổ sung miễn phí cho những học sinh học trực tuyến vào một số buổi nhất định trong tuần.

Chưa kể, theo cô Lương, giáo viên cũng “rất mệt” khi phải vừa dạy học trên bục giảng, vừa theo dõi học sinh thông qua màn hình máy tính.

“Khi đang giảng bài, giáo viên không thể theo dõi hết xem các em học online có đang lắng nghe được hay không. Nhiều khi vì gián đoạn kết nối, các em không nghe rõ lời cô hoặc không thể nhìn thấy chữ viết trên bảng. Nếu học sinh không tự giác phản ánh hoặc hỏi lại giáo viên, thầy cô cũng không thể nắm bắt được. Việc quan tâm đến những nhóm đối tượng này bị hạn chế nên dù giáo viên phải làm việc vất vả hơn, nhưng rất có thể vẫn có học sinh bị bỏ rơi phía sau”, cô Lương nói.

Còn cô giáo Hoàng Minh Trang, đồng nghiệp của cô Lương lại gặp phải khó khăn khác khi nhiều ngày trong tuần phải “chạy sô” giữa hai hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến.

“Đôi khi, vừa kết thúc tiết dạy trực tiếp cho khối 7, giáo viên phải chuyển ngay sang dạy học trực tuyến cho khối 6. Việc phải đảm nhiệm “nhiều vai” như thế khiến giáo viên gặp một chút quá tải vì phải liên tục vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, dù rằng nhà trường cũng đã rất chu đáo chuẩn bị phòng máy để thầy cô không bị chậm trễ khi chuyển giao giữa các tiết dạy

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...